Chùm ảnh mũi, cằm, môi "hỏng bét" này sẽ khiến bạn cân nhắc làm đẹp với filler!

Tiêm filler không rõ nguồn gốc, tiêm nhầm mạch máu hay sử dụng quá liều lượng… là nguyên nhân khiến cho phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ này trở thành mối nguy hiểm khôn lường.

Phương pháp làm đẹp thần tiên?

Filler thường được gọi là chất làm đầy, một hợp chất được cấu tạo từ axit hyaluronic giống như một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể con người. Chất này thay thế axit hyaluronic trong tế bào hoặc các tổ chức bị thiếu hụt, gây mất thẩm mỹ.


Công dụng của tiêm filler là làm căng da, làm đầy hoặc tăng thể tích của một bộ phận nhất định của cơ thể trong một thời gian ngắn

Filler thường được dùng để nâng mũi, độn cằm, làm dày môi hay thậm chí là giúp cho khuôn mặt tròn trình, baby hơn… Thời gian cho một lần tiêm filler cực kỳ nhanh chóng, chỉ khoảng 10-15 phút là đã cho ra một sản phẩm thẩm mỹ hoàn toàn mới. Tuy nhiên, hiệu quả hay hậu quả thì vẫn còn chờ xem!  

Với thời gian làm nhanh chóng, không cần nghỉ dưỡng lâu, giá thành rẻ và đặc biệt không cần đến dao kéo gây đau đớn, hình thức thẩm mỹ này đang trở thành xu hướng được rất nhiều chị em ưa chuộng. 

Ham làm đẹp nhanh và tiện, không ít ngôi sao đã phải trả giá đắt 

Là người nổi tiếng, không ít người mong muốn sở hữu một nhan sắc hoàn hảo để mỗi khi xuất hiện trước công chúng phải thật ấn tượng và đẳng cấp. Vì vậy, khi nhan sắc có chút "xuống cấp" hoặc chẳng may khi sinh ra đã không sở hữu thân hình của một ngôi sao, nhiều người chọn cách phẫu thuật. Nhưng không phải ai cũng thành công mỹ mãn. Có những người lên hương, nhưng có những người trở thành nạn nhân với khuôn mặt biến tướng đến đáng sợ. 

Dù có người thừa nhận, có người không, nhưng phần nhiều dư luận lại cho rằng hậu quả để lại chính là do tiêm filler không đúng cách, quá hạng hoặc không phù hợp với cơ địa người sử dụng. Hãy xem một vài ví dụ điển hình dưới đây để thấy tác hại ghê gớm của chất làm đầy:


Năm 2015, nữ minh tinh gạo cội của điện ảnh Hong Kong là Tiết Chỉ Luân đã khiến không ít người phải khóc thét khi tham gia một sự kiện với khuôn mặt bị ví như yêu quái. Chiếc cằm nhọn đến kì dị và đôi môi dày cộm do thẩm mỹ của Tiết Chỉ Luân có vẻ như đã kéo cô đã đi quá giới hạn của cái đẹp


Nữ diễn viên Meme Tian đã cho thấy những dấu hiệu bất thường trên khuôn mặt của mình mặc dù từng phủ nhận việc can thiệp dao kéo. Dễ dàng nhận thấy dấu hiệu đáng sợ của filler trên khuôn mặt của Meme khi khuôn mặt cứng đờ, không tự nhiên và xuất hiện những nếp nhăn phía dưới hàm


Beak Ji Young cũng là một trong những "nạn nhân" của phương pháp này

Lần xuất hiện gần đây của cô trong 1 chương trình thực tế với chiếc cằm bị hỏng cùng khuôn mặt không mấy tự nhiên 


Hồ Quỳnh Hương cũng từng lao đao vì tai nạn thẩm mỹ


Khuôn mặt hotgirl Kelly biến tướng


Phi Thanh Vân gánh chịu hậu quả của thẩm mỹ 


Chiếc "mũi vẹt" đáng sợ của Angela Phương Trinh gây xôn xao 1 thời


Hoàng Tôn cũng từng phải khóc thét vì chiếc mũi tai hại sau khi làm đẹp 

Hiểm họa khôn lường từ filler

Trên thị trường hiện nay chỉ có một số loại, chủ yếu của Mỹ, Thụy Sĩ và Ukraine. Về bản chất, chúng giống nhau, chỉ khác nhau về hãng. Lưu ý rằng, loại an toàn chỉ đóng trong một xilanh có hàm lượng, khối lượng nhất định, thường là 1 cc.

Một số người không đặt niềm tin vào các hãng làm đẹp nội địa và thường chọn cách đặt hàng từ nước ngoài. Tuy nhiên, bản thân họ cũng chỉ quan niệm rằng hàng nước ngoài thường chất lượng hơn hàng được các cơ sở trong nước nhập về, chứ thực tế nguồn gốc cũng như các chỉ số an toàn, tác dụng phụ cũng như liều lượng thì họ hoàn toàn không kiểm soát được. 

Có thể kể đến trường hợp của ba cô gái người Philippines thời gian gần đây với khuôn mặt biến dạng hoàn toàn sau khi tiêm filler. Vì không đủ khả năng chi trả cho những ca phẫu thuật thẩm mỹ hay tiêm filler có giá thành đắt đỏ, 3 cô gái đã lựa chọn dịch vụ tiêm filler rẻ tiền hơn, chỉ có giá 9,7USD (220.000 đồng) cho mỗi lần.


Vì tiêm filler rẻ tiền, ba cô gái này đã bị biến dạng khuôn mặt đến mức không nhận ra

Theo khuyến cáo của các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ, việc sử dụng filler không rõ nguồn gốc hay để các bác sỹ không có tay nghề thì không khác gì giao trứng cho ác bởi các tác hại khôn lường như: Làm liệt cơ mặt, tăng nếp nhăn nếu ngừng dùng, đẩy nhanh quá trình lão hóa da và gây nên những biến chứng đáng sợ về sau.

Đối với các trường hợp tự tiêm ở nhà, chị em có thể sẽ gặp phải các trường hợp nguy hiểm như tiêm nhầm mạch máu hoặc tiêm quá liều lượng. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến thị lực, làm căng da quá mức, chèn mạch máu gây thiếu máu… Thậm chí có người phải trả giá bằng cả sự nghiệp và sức khỏe. 

Một số điểm cần lưu ý khi quyết định làm đẹp không phẩu thuật với filler

- Đảm bảo nguồn gốc rõ ràng và còn hạn sử dụng.

- Không dùng các hộp đã mở sẵn và mất tem bảo vệ (sau khi mở hộp với điều kiện bảo quản thông thường chỉ giữ được trong 15 ngày).

- Chất làm đầy phải nằm trong danh sách được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

- Mỗi loại chất làm đầy filler sẽ có thời gian hiệu quả khác nhau, hãy hỏi kỹ bác sĩ để biết được thời điểm cần thiết cho lần tiêm tiếp theo để kéo dài hiệu quả.

- Một số chất làm đầy chỉ dùng cho một vùng nhất định, do đó bạn cần được bác sĩ tư vấn sản phẩm chất làm đầy phù hợp trước khi thực hiện.

- Chống chỉ định các trường hợp đang có thai và cho con bú.

Ngoài các vấn đề về an toàn, thì người có ý định tiêm filler cũng cần lưu ý đến bài toán kinh tế. Filler chỉ có hiệu quả trong vòng 4-6 tháng. Muốn duy trì kết quả, cần tiếp tục điều trị, giá mỗi lần thực hiện khoảng 10-20 triệu đồng.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang