Chuyện của Tú: Đứa bé 12 tuổi bỗng trở thành trụ cột gia đình, ngày đi học, tối lang thang bán vé số nuôi đàn em thơ dại

Trở thành trụ cột gia đình khi mới 12 tuổi, Tú đã quen dần với những vất vả mà cuộc sống mang đến. Mỗi ngày của Tú nếu không phải là những trang sách ở trường thì cũng là hàng trăm tờ vé số mưu sinh dọc những con đường...

Câu chuyện đầy nghị lực của cậu bé Lê Thành Tú (ngụ xã Đức Chính, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) khiến rất nhiều người cảm phục.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 1.

Lớn lên trong vòng tay bà ngoại, lại sớm phải đối mặt với mưu sinh nên Tú rất hiểu chuyện.

Ba bỏ đi, 4 anh em lớn lên trong vòng tay bà ngoại

Sinh ra trong một gia đình nghèo, 4 anh em Tú lớn lên trong vòng tay của bà ngoại. Năm Tú lên lớp 3 thì ba bỏ đi sau khi chị Tô Thị Mỹ Hạnh (mẹ Tú) sinh em gái Tú. Nghe lời rủ rê của người khác, chị Hạnh để lại 3 anh em Tú cho người mẹ già năm nay đã ngoài 60 chăm sóc rồi sang xứ người xuất khẩu lao động.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 2.

Không có bàn học nên anh em Tú đều phải nằm sấp xuống nền gạch để học bài trong điều kiện ánh sáng không đủ.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 3.
 

Do lao động trái phép nên không lâu sau đó chị Hạnh tạm giữ nơi đất khách hơn một năm. Hè năm đó, Tú bắt đầu theo anh và bà ngoại đi bán vé số dạo, và đây cũng là công việc mỗi ngày của em cho đến tận bây giờ.

Mỗi ngày, Tú và anh trai mình là Tô Văn Nhân (15 tuổi) theo bà ngoại đạp xe lên trung tâm cách nhà hơn 4km để mưu sinh. Hôm nào "tốt ngày", ba bà cháu bán hết 150 tờ vé số sớm thì cả nhà có cái bỏ vào bụng, anh em Tú cũng có thêm thời gian học bài, còn những đêm trời lạnh, mưa gió thì Tú và anh trai nhường phần ăn lại cho bà ngoại và hai đứa em nhỏ.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 3.

Sau những trang sách cùng chiếc đồng phục ở trường chính là bộ quần áo cũ bên những tấm vé số ven đường.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 5.
 
Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 6.
 

Vài năm sau khi trở về nước, chị Hạnh "đi thêm bước nữa" với một người đàn ông khác và đứa em gái út cùng mẹ khác cha của Tú chào đời. Cả 4 anh em Tú đều theo họ mẹ vì cha mẹ các em không có hôn thú với nhau. Từ khi trở về quê, chị Hạnh lúc này thần trí đã chẳng còn ổn định như trước. Gánh nặng lại đè lên vai bà ngoại và anh em Tú.

Lau vội giọt nước mắt, bà Thịnh (bà ngoại Tú) kể: "Từ lúc con Hạnh về, tôi bị thoát vị đĩa đệm nên không đi bán được nữa, để hai đứa cháu đêm nào cũng đạp xe mấy cây số đi bán. Mẹ tụi nhỏ có bán nhưng tâm trí không bình thường, chẳng bán được bao nhiêu, mấy vé ế của con Hạnh đều phải đưa thằng Tú đi bán. Có hôm về trễ quá nên vừa về là thằng nhỏ ngủ ngay, không còn sức để học bài nữa".

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 7.

Căn nhà cấp 4 chẳng có đồ vật quý giá, nền đất cũng chẳng được lót gạch này chính là nơi che nắng che mưa của bà cháu Tú.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 5.

Cả đời vất vả vì cháu, vì con nhưng bà Thịnh (bà ngoại Tú) vẫn luôn lạc quan.

Sau giờ học, Tú trở về nhà ăn trưa rồi tranh thủ đi bán cho kịp trước giờ xổ số, đến tối lại cùng anh trai đạp xe lên trung tâm xã bán đến khuya. 

Nhưng phần lớn vé số đều do Tú bán vì "người ta thấy em còn nhỏ, thương tình mua giúp nên bán được hơn" – Tú chia sẻ như vậy khi được hỏi vì sao hai anh em đi chung nhưng Tú lại bán nhiều hơn anh trai mình.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 6.

Là một fans nhí của bóng đá Việt Nam, trong những ngày diễn ra trận đấu, Tú vừa bán vừa xem "ké" ti vi trong quán.

Thỉnh thoảng gặp khách tốt bụng, Tú được cho bịch bánh, ly nước, có người còn bảo em ngồi vào bàn ăn chung. Mỗi lần được khách cho đồ ăn, Tú đều mang về cho các em.

Ước mơ của Tú là cơm ngày ba bữa được đủ no...

Anh em Tú cứ thế lớn lên trong sự yêu thương của bà ngoại, Tú ít cười, nói chuyện cũng chẳng nhiều. Có lẽ cái nghèo đeo bám quanh năm đã lấy đi của cậu bé 12 tuổi sự hồn nhiên, vô lo vô nghĩ và "trả" lại cho em một gương mặt lúc nào cũng đăm chiêu, phảng phất nỗi buồn.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 7.

Phải đối mặt với việc mưu sinh từ khi còn nhỏ nên Tú rất hiểu chuyện, suy nghĩ cũng có phần "già dặn" hơn nhiều so với bạn bè bằng tuổi.

Những đêm không bán được vé số, hôm sau đi học Tú thường mặc hai áo mỗi khi đến trường để học xong còn phải bán hết trước giờ xổ số. Sau khi rời khỏi cổng trường, cậu học sinh lớp 6 sẽ cởi chiếc áo đồng phục học sinh xuống, vội vàng đi bán vé số để kiếm tiền phụ cho bà ngoại già yếu.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 8.
 
Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 12.
 

Tuổi còn nhỏ nhưng Tú suy nghĩ trưởng thành hơn rất nhiều so với bạn bè đồng trang lứa. Có lần nghe bà ngoại nửa đùa nửa thật rằng sẽ bán em gái út cho người ta vì chẳng nuôi nổi nữa nhưng Tú một mực không đồng ý.

"Em muốn vừa đi học vừa bán vé số để phụ bà ngoại, phụ mẹ nuôi mấy đứa em. Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi".

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 9.

Tú rất thương em, cậu bé cho biết dù thế nào cũng không để các em bị đem cho người ta.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 14.
 

Trở thành trụ cột gia đình khi mới 12 tuổi, Tú đã quen dần với những vất vả mà cuộc sống mang đến. Cậu bé nhỏ con nhất lớp này không có thời gian để la cà hàng quán như bao bạn bè. 

Em chẳng có điện thoại di động, chiếc smartphone đời cũ của mẹ được người dì cho, Tú "xài ké" lên Youtube xem hoạt hình, nghe nhạc và học, chứ tuyệt đối không chơi game.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 10.

Hai anh em Tú trở về sau buổi học.

Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 16.
 
Cảm động cậu học trò nghèo lớp 6 bán vé số gánh cả gia đình: “Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi” - Ảnh 17.
 

Mỗi ngày của Tú nếu không là những trang sách trong trường thì cũng là những tờ vé số lề đường. Nhưng Tú vẫn sống lạc quan và cố gắng học bởi "chỉ có học mới có thể đưa em và cả nhà thoát khỏi sự đeo bám của cái nghèo" như lời bà ngoại đã dạy.

Tú không biết ước mơ sau này mình sẽ làm gì, bởi mỗi ngày em còn phải đối mặt với sức nặng của cơm áo gạo tiền, quá trình đeo đuổi con chữ cũng chẳng biết phải gác lại lúc nào thì làm sao Tú dám mơ mộng xa xôi...

Trước hoàn cảnh khó khăn của Tú và ước mơ chưa bao giờ dám nghĩ tới, quý độc giả quan tâm, giúp đỡ xin vui lòng liên hệ số điện thoại cô Lê Thị Xuân Trinh - Hiệu phó Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (thôn 4, Xã Đức Chính, Huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận): 0914914972.

Xin chân thành cảm ơn!

 

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang