Tuy nhiên, theo các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc trẻ em thì bố mẹ cần phân biệt được bé khóc dạ đề hay là do bệnh lý để có hướng xử lý đúng đắn và kịp thời nhất.
Trẻ khóc đêm có thể do mắc phải một bệnh lý nào đó
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giật mình và khóc vào ban đêm
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là việc bé chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài khi mới chào đời. Lúc ở trong bụng mẹ, không gian chật chội nên cơ thể bé được ôm trọn tạo cảm giác ấm cúng và an toàn. Hơn nữa, bé cũng không phải nghe thấy những tiếng ồn lớn xung quanh. Đến khi ra đời, môi trường rộng rãi, nhiều âm thanh lớn đột ngột sẽ khiến trẻ giật mình, cảm thấy sợ sệt và khóc ré lên.
Nguyên nhân thứ 2 đến từ các yếu tố khách quan như bé bú chưa đủ no, tã bị ẩm ướt do nước tiểu, mồ hôi hoặc quần áo của bé gây bức bí, khó chịu, bé bị đầy hơi.
Còn giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Lúc này, bé sẽ cong người, giơ hai tay lên và xòa bàn tay ra đồng thời đầu gối của bé sẽ co lên. Sau đó, bé sẽ nắm chặt bàn tay và kéo cánh tay lên như một phản ứng tự vệ khi cảm thấy bất an.
Tuy nhiên, theo như PGS.TS Lưu Thị Hồng – Giảng viên cao cấp tại Đại học Y Hà Nội cho biết nếu trẻ khóc đêm và đi kèm với một số vấn đề về sức khỏe; hoặc bé 5 – 6 mà vẫn không chấm dứt tình trạng này thì các bà mẹ nên nghĩ ngay đến những nguyên nhân về sức khỏe:
- Do các bệnh lý của trẻ trong 6 tháng đầu: như bệnh lồng ruột – một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm thường sảy ra ở các trẻ dưới 1 tuổi. Khi mắc bệnh này sự lưu thông ruột bị tắc nghẽ do khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới hoặc ngược lại làm bé bị đau và khóc kèm theo triệu chứng nôn, ói...
Thiếu canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến quấy khóc
- Bé bị thiếu canxi: lúc này bé sẽ thường xuyên quấy khóc, mất ngủ, đổ nhiều mồ hôi ở vùng trán và gáy vào ban đêm.
- Bé bị còi xương: gây nên tình trạng giật mình, hay quấy khóc, lăn lộn và trằn trọc kèm theo hiện tượng tóc rụng, bẹp đầu, chậm biết lẫy, biết bò…
Các phương pháp giúp bé ngủ ngon hơn
Với những bé bị giật mình và khóc đêm do tác động của không gian sống ngoài bụng mẹ thì điều đầu tiên là ba mẹ cần phải làm là đảm bảo phòng ngủ của bé được yên tĩnh, tránh tối đa những tác động lớn bất thình lình khiến trẻ bị giật mình. Nếu muốn bé ngủ ngon hơn, khi bé ngủ mẹ để gối chặn hai để bé không bị chếnh choáng khi giật mình và khóc ré lên. Hoặc quấn bé vào một chiếc khăn lông để bé cảm thấy an toàn như đang ở trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, PGS.TS Lưu Thị Hồng cũng khuyên rằng phòng bé ngủ không nên quá kín và cách biệt hẳn với môi trường xung quanh. Bố mẹ nên tập cho bé thích nghi dần với những tiếng động bên ngoài để tránh bị giật mình, sợ hãi cả với những âm thanh quen thuộc. Cho bé nằm xuống giường hoặc nôi khi bé vừa lim dim mắt để bé tự ngủ. Vì rất nhiều bé sẽ cảm thấy hoang mang, giật mình và quấy khóc khi lúc ngủ thì nằm trên tay mẹ nhưng tỉnh giấc lại ở trên giường. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra xem tã có bị ướt không, đồ bé mặc có thấm hút mồ hôi tốt không…
Nếu nguyên nhân khiến bé khóc đêm là do thiếu canxi thì mẹ nên thường xuyên tắm nắng cho bé. Bổ sung vitamin D, canxi và kẽm mỗi ngày khi trẻ bị còi xương. Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng là khi muốn bổ sung cho trẻ bằng đường uống thì mẹ nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ.
(Tổng hợp)
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.