Được biết là một nền giáo dục kiểu mẫu và là quốc gia có nhiều người đoạt giải Nobel nhất tính tới thời điểm hiện tại, nhưng một số bậc phụ huynh ở Đức cũng gặp những khó khăn trong việc giải quyết bài tập về nhà cho con.
Tạp chí "Phụ huynh" của Đức đã thực hiện một cuộc khảo sát về bài tập về nhà của học sinh tiểu học và cấp 2. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy 76% trẻ em ở đây làm bài tập về nhà trong khoảng thời gian dưới 1 giờ, 16,53% phụ huynh cho rằng bài tập về nhà khó và vượt quá khả năng của con. Và chỉ 11% phụ huynh cho rằng bài tập về nhà sau giờ học sẽ ảnh hưởng đến sở thích của con em họ.
Ngoài ra, kết quả cuộc khảo sát về việc “cha mẹ có giúp con làm bài tập về nhà hay không?” cho thấy khoảng 31% cha mẹ thường kèm con hoàn thành bài tập về nhà và chỉ 20% cha mẹ không bao giờ kèm con hoàn thành bài tập.
Qua đó, có thể thấy, dù lượng bài tập của trẻ em Đức không nhiều và phụ huynh cũng không thấy chúng gặp khó khăn trong việc hoàn thành bài tập về nhà. Nhưng họ vẫn dành nhiều thời gian để kèm con làm bài.
Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục Đức lại cho rằng: "Cha mẹ không nên giúp con hoàn thành bài tập vì điều này sẽ khiến giáo viên hiểu nhầm rằng con đã học tốt kiến thức trên lớp và không phát hiện kịp thời con đang gặp vấn đề gì trong học tập".
Giáo sư Trout Wein, nhà giáo dục người Đức, tin rằng việc giúp trẻ hoàn thành bài tập về nhà trong thời gian ngắn mang lại điều tốt cho con, nhưng sự giúp đỡ đó về lâu dài sẽ khiến trẻ trở nên phụ thuộc. Vì vậy, cha mẹ không nên thường xuyên giúp trẻ hoàn thành bài tập về nhà.
Trẻ hiểu kiến thức từ dễ đến khó, từ nông đến sâu, từ bề nổi đến cốt lõi. Nếu một trong hai điều chưa đạt, nghĩa là trẻ chưa hiểu hết bài học. Cha mẹ có thể giải thích thêm cho trẻ, nhưng quan trọng nhất, vẫn phải dựa vào tính độc lập của trẻ, nên định hướng cho trẻ, thay vì làm thay con.
Nếu bố mẹ giúp đỡ quá nhiều, trẻ sẽ có tâm lý "Ở lớp không nghe giảng cẩn thận cũng không sao, về nhà đã có bố mẹ giảng lại". Tâm lý này dễ gây mất tập trung trong lớp, dẫn đến việc kiến thức của con không được tiếp thu đầy đủ, không có lợi cho việc rèn luyện thói quen học tập. Đặc biệt nếu không đặt nền móng tốt thì sau này khó khăn trong học tập sẽ càng tăng cao, học hành chán nản dẫn đến học lực sa sút.
Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chuyen-gia-giao-duc-tu-dat-nuoc-co-nhieu-giai-nobel-nhat-the-gioi-dua-ra-loi-khuyen-cha-me-day-con-lam-bai-tap-o-nha-the-nao-hieu-qua-nhat-162202712220104739.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.