1. Dạy con kiểm soát cảm xúc
Nhiều người dù đã trưởng thành vẫn không thể kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã, thất vọng. Ở trẻ em những cảm xúc đó còn được thể hiện rõ ràng hơn nhiều. Tuy nhiên, cha mẹ cần kiên nhẫn dạy con đối phó với những cảm xúc đó, ít nhất là không nên lãng phí quá nhiều thời gian để suy nghĩ về những tiêu cực.
Hãy dạy trẻ bình tĩnh lại bằng cách hít một hơi thật sâu rồi thở ra và lặp lại như thế vài lần. Đó là cách giúp con thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực hiệu quả khi gặp chuyện không vui.
2. Dạy con chịu trách nhiệm
Cha mẹ luôn phải dạy cho con về trách nhiệm dù là chuyện nhỏ nhất. Muốn làm được như vậy, cha mẹ phải là tấm gương cho con từ những hành động, công việc trong cuộc sống hàng ngày.
Trẻ em luôn có xu hướng bắt chước từ người lớn tất cả các hành động dù xấu hay tốt. Và để nuôi dưỡng thói quen chịu trách nhiệm của con, điều quan trọng nhất là chính cha mẹ phải luôn là người có trách nhiệm.
3. Dạy con biết ơn
Từ những việc nhỏ nhất như được ai nấu cho ăn món gì, giúp đỡ việc gì, dạy cho con những điều hay... con cũng nên biết nói lời cảm ơn và tỏ lòng cảm kích. Có thể ban đầu, khi chưa quen với việc đó, trẻ có thể thấy ngượng nghịu. Vì thế cha mẹ nên khuyến khích để con coi đó là một hành động đương nhiên và trở thành thói quen hàng ngày.
Muốn được như vậy, trước hết cha mẹ nên làm gương cho con. Thường xuyên nói lời cảm ơn với con và những người giúp đỡ trong cuộc sống để con nhìn đó mà học hỏi theo.
4. Khám phá và khuyến khích hành vi đúng đắn
Nhiều cha mẹ thường đánh giá sự thành công của con qua thành tích học tập hoặc các kỹ năng ngoại khóa như múa, vẽ… Tuy nhiên, để giúp con trở thành một đứa trẻ tốt và thành công thì hành vi đạo đức của con cũng là yếu tố rất quan trọng.
Hãy dạy con biết cách cư xử lịch sự, tôn trọng người lớn tuổi, nhường nhịn yêu thương các em bé, biết giữ lời hứa. Ngoài thành tích học tập, những đức tính tốt này sẽ giúp bé rất nhiều trong cuộc sống và con trở thành những người thành công, được nhiều người yêu mến.
5. Dành nhiều thời gian với con hơn
Nếu cuộc trò chuyện của bạn với con mà chỉ giới hạn trong kết quả học tập và lý luận, mối quan hệ của bạn với con được coi là thất bại. Hãy cố gắng xây dựng niềm tin với con, trò chuyện cùng con với tư cách một người bạn lớn, cùng con chơi và tìm hiểu những trò chơi mà con yêu thích. Và đừng quên nói rằng bạn rất yêu con!
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.