Chuyên gia hướng dẫn cách kiểm tra nốt ruồi trên cơ thể có khả năng gây ung thư hay không

Ung thư da có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đó là lí do tại sao việc đi khám chuyên khoa hàng năm và tự kiểm tra hàng tháng là rất quan trọng.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, số người Mỹ được chẩn đoán bị mắc ung thư da mỗi năm nhiều hơn tất cả các loại ung thư khác cộng lại. Tuy nhiên, tin tốt là ung thư da, bao gồm ung thư hắc tố (loại ung thư da nguy hiểm nhất) có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đó là lí do tại sao thói quen đi khám bác sĩ da liễu định kỳ hàng năm cũng như việc bạn tự kiểm tra bản thân từ đầu tới chân hàng tháng lại quan trọng đến như vậy.

Nhưng chính xác là bạn nên kiểm tra cái gì? Tế bào cơ bản và ung thư biểu mô tế bào vảy (loại ung thư da phổ biến nhất) có thể đưa những dấu hiệu như ngứa, chảy máu, thô ráp, loang lổ hoặc sáng. Còn các triệu chứng của ung thư hắc tố có một chút khác biệt.

Chuyên gia da liễu Adam Friedman, phó giáo sư da liễu thuộc Trường Đại học George Washington khẳng định để xác định các nốt ruồi có nguy cơ gây bệnh hay không, bạn phải sử dụng hệ thống ABCDE, tức là dựa vào hình dáng, kích thước, màu sắc hay bất kỳ sự thay đổi kích thước của nốt ruồi.

Chuyên gia hướng dẫn cách kiểm tra nốt ruồi trên cơ thể có khả năng gây ung thư hay không - Ảnh 1.

1. Bất đối xứng (Asymmetry)

Chuyên gia hướng dẫn cách kiểm tra nốt ruồi trên cơ thể có khả năng gây ung thư hay không - Ảnh 2.

Nốt ruồi khỏe mạnh (bên trái) có 2 nửa đối xứng, điều này có nghĩa là nếu bạn vẽ một đường thẳng chạy qua tâm nốt ruồi và 2 nửa hoàn toàn giống nhau. Phó giáo sư Adam Friedman nhấn mạnh còn nếu 2 phần không phù hợp, không đối xứng, tức là bạn đang có nguy cơ bị ung thư da rất cao.

2. Đường viền bất thường (Borders)

Chuyên gia hướng dẫn cách kiểm tra nốt ruồi trên cơ thể có khả năng gây ung thư hay không - Ảnh 3.

Trong khi nốt ruồi khỏe mạnh (trái) có một đường viền khá nhất quán, còn nốt ruồi bên phải có đường viền mờ nhạt, không rõ nét, không đồng đều ngay đường tiếp da.

"Các tổn thương được xếp chồng lên nhau trên da, đường viền không đồng nhất hoặc không được xác định, và có một sự pha trộn của màu sắc", ông Friedman giải thích các đặc điểm đáng lo ngại của nốt ruồi.

3. Màu sắc (Color)

Chuyên gia hướng dẫn cách kiểm tra nốt ruồi trên cơ thể có khả năng gây ung thư hay không - Ảnh 4.

Một lần nữa, hãy nhìn vào nốt ruồi khỏe mạnh ở bên trái, màu sắc khá đồng nhất. Thông thường, nếu nốt ruồi có màu nâu, đỏ hoặc đen, đó là nốt ruồi lành tính. Còn nếu nốt ruồi có nhiều màu, từ đen chuyển sang nâu, xám, đỏ nhạt... thì chắc chắn đó là một khối u ác tính.

4. Đường kính (Diameter)

Chuyên gia hướng dẫn cách kiểm tra nốt ruồi trên cơ thể có khả năng gây ung thư hay không - Ảnh 5.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC), nếu nốt ruồi lớn hơn một hạt đậu, đó có thể là dấu hiệu của ung thư da. Nốt ruồi bên phải lớn hơn một hạt đậu, giống như tiêu chí "Đường kính", chuyên gia Friedman nói.

Đường kính của nốt ruồi lớn hơn 6 mm, bạn nên theo dõi hoặc đi khám để tầm soát ung thư da.

5. Vịt con xấu xí

Cùng với các dấu hiệu ABCDE, phó giáo sư Friedman còn khuyến cáo mọi người nên chú ý đến những nốt ruồi hoặc chàm "vịt con xấu xí". Theo đó, các vết chàm, nốt ruồi trong cùng một cơ thể có xu hướng giống nhau, và khối u hắc tố thường sở hữu những đặc tính khác biệt với các vết còn lại.

Nếu nhận thấy sự bất thường nào trên da, bạn nên đi kiểm tra ngay lập tức, chuyên gia Friedman nhấn mạnh.

Theo Trí Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang