Ngậm miệng trong những khoảnh khắc khó xử là điều nên làm. Nhưng bạn có biết không, ngậm miệng theo đúng nghĩa đen còn hữu ích hơn khi bạn ngủ. Điều đó có nghĩa là: Chỉ thở bằng mũi (không thở bằng miệng) sẽ làm tăng chất lượng giấc ngủ của bạn.
Hãy bắt đầu với việc hiểu tại sao thở bằng miệng khi ngủ lại là điều không nên
Câu trả lời rất đơn giản: Mũi của bạn là thứ duy nhất trên khuôn mặt bạn được thiết kế chỉ để thở. Nó điều chỉnh luồng không khí và chặn các vật lạ trong không khí. Khi bạn thở bằng miệng, hậu quả là có thể dẫn đến sâu răng và các vấn đề răng miệng khác do các vật lạ rơi vào miệng.
Thở bằng mũi làm tăng nồng độ oxit nitric trong xoang, giúp bạn ngủ ngon hơn, có trí nhớ tốt hơn và hệ miễn dịch mạnh hơn. Trong khi đó, thở bằng miệng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ. Theo bác sĩ Steven Park, thành viên của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, thở bằng miệng khi ngủ cũng làm tăng các phản ứng căng thẳng dẫn đến ngủ ít hơn.
Làm thế nào để biết bạn có thở bằng miệng khi ngủ không?
Bạn có thể không nghe thấy mình ngáy, nhưng nếu khi thức dậy bạn thấy miệng khô và thậm chí là đau họng, thì lý do có thể là do bạn đã thở bằng miệng khi ngủ. Hơi thở buổi sáng có mùi hôi là điều không ai muốn nhưng nó cũng là dấu hiệu cho bạn bạn đã không ngậm miệng khi ngủ.
Làm thế nào để tránh thở bằng miệng khi ngủ?
Bạn có thể tránh được tình trạng há miệng thở trong khi ngủ nhờ làm theo một số gợi ý sau đây:
Trước hết, làm sạch mũi trước khi ngủ
Vì bạn sẽ tự động bắt đầu thở bằng miệng nếu mũi bị chặn nên bạn cần làm sạch mũi trước khi ngủ. Bạn có thể thử tắm nước nóng, xịt nước muối trước khi ngủ để tránh tình trạng này. Ngoài ra, uống đủ nước trong ngày và sử dụng máy tạo độ ẩm cũng có tác dụng giúp bạn ngăn ngừa tắc nghẽn mũi khi ngủ.
Không nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa
Mặc dù nằm ngửa được gợi ý là tư thế ngủ có tác dụng làm đẹp da và các vấn đề ở lưng dưới, nhưng bạn cũng không nên cố gắng ngủ ở tư thế này nếu có khả năng bị ngưng thở khi ngủ. Bởi vì khi bạn đi vào trạng thái ngủ sâu ở tư thế này, các cơ trên vòm miệng, lưỡi và cổ họng của bạn thư giãn và chặn đường thở, làm rung các mô.
Cuối cùng, băng kín miệng khi ngủ
Phương pháp này bắt nguồn từ Phương pháp Buteyko (hay còn gọi là kỹ thuật thở Buteyko - Buteyko Breathing Technique) được phát triển bởi Tiến sĩ Konstantin Pavlovich Buteyko, người đã nghiên cứu cách thở ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người.
Patrick McKeown, huấn luyện viên hướng dẫn thở và cũng là tác giả của cuốn "The Oxygen Advantage" giải thích lý do tại sao phương pháp này đặc biệt quan trọng cho một giấc ngủ ngon như sau: Khi việc thở bằng mũi của bạn bị gián đoạn, bạn sẽ tự động mở miệng. Nhưng nó không phải là một lựa chọn trong khi ngủ. May mắn thay, nếu miệng của bạn bị đóng hoàn toàn, mũi của bạn sẽ thích nghi nhanh chóng, làm giãn đường mũi.
Kỹ thuật Buteyko làm cho việc thở chuyển sang chậm và đòi hỏi phải thở nhiều hơn liên quan đến cơ hoành và mũi. Và cách dễ nhất để đạt được điều này là băng kín miệng!
Cách băng kín miệng khi ngủ:
- Tìm loại băng dính phù hợp: Có loại băng phẫu thuật đơn giản, băng môi mỹ phẩm, hoặc loại băng đặc biệt được thiết kế đặc biệt để ngủ. Bạn có thể thử tất cả chúng và tìm một cái thuận tiện nhất cho mình.
- Hãy cho mình thời gian để làm quen với việc băng miệng khi ngủ: Những lần đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy chưa quen, bởi vậy, hãy cho mình thời gian để làm quen. Bạn có thể băng miệng vào ban ngày để làm quen với việc này. Trong những ngày đầu của việc băng miệng, bạn có thể thức dậy và thấy miếng băng không kín. Hãy thử các phương pháp và góc độ khác nhau để mọi việc diễn ra suôn sẻ.
- Bạn có thể bôi một lớp dưỡng môi trên môi trước khi băng miệng nếu cảm thấy không thoải mái. Việc này cũng sẽ giúp bạn bóc băng vào sáng hôm sau dễ dàng hơn.
Thêm một kỹ thuật thở tuyệt vời để dễ dàng chìm vào giấc ngủ
Thủ thuật này được gọi là Phương pháp 4-7-8, được phát triển bởi Tiến sĩ Andrew Weil. Bạn có thể thử kỹ thuật này ngay trước khi băng kín miệng.
- Ngậm miệng và hít vào nhẹ nhàng qua mũi và đếm đến 4.
- Giữ hơi thở của bạn trong 7 giây.
- Thở ra hoàn toàn qua miệng từ từ trong 8 giây, tạo ra âm thanh như gió.
Bạn có thể lặp lại quy trình này thêm 3 lần nữa. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng trong ngày để thư giãn sâu và đem lại sự thoải mái.
Theo Brightside/Buteykoclinic
Link gốc: http://baodansinh.vn/chuyen-gia-ve-hoi-tho-tiet-lo-bi-quyet-de-ngu-ngon-nhanh-vao-giac-nhung-ai-moi-nghe-qua-cung-co-the-bi-soc-2220207322438243.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.