Một số bậc cha mẹ cho rằng: Con mình nhát một chút cũng không sao. Thôi thì "một điều nhịn, chín điều lành", chỉ cần con lớn lên vui vẻ, mạnh khỏe là được. Tuy nhiên, tính cách yếu đuối thường dẫn đến những bất lợi về tâm lý như: Sự tự ti, hèn nhát,... thậm chí nó có thể khiến con trở thành "nhóm đối tượng dễ bị bắt nạt" ở trường.
Cách một đứa trẻ nhận thức về bản thân, thế giới sẽ ảnh hưởng đến cách chúng cư xử. Và thế giới sẽ phản hồi tương ứng với hành vi của trẻ. Nếu đứa trẻ quá nhát gan, yếu đuối thì sẽ trở thành một "quả hồng mềm", luôn bị người xung quanh chèn ép.
Vì vậy đừng nghĩ rằng, trẻ yếu đuối là chuyện bình thường bởi nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này. Thậm chí, trẻ sẽ có những cảm xúc tiêu cực, từ chối và không thích mọi thứ về bản thân.
Trên thực tế, nguyên nhân chính dẫn đến tính cách nhát gan của trẻ là do cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ do thiếu kinh nghiệm dạy dỗ, thiếu sự kiên nhẫn và phương pháp giáo dục nên đã khiến con trở nên rụt rè, nhát gan hơn. Dưới đây là 4 kiểu cha mẹ như vậy:
- Cha mẹ quá mạnh mẽ, nóng nảy
Trong một hoạt động ngoại khóa ở trường mầm non, các em nhỏ cùng nhau làm hoa giấy. Nếu một số phụ huynh kiên nhẫn ngồi xem, không ngừng động viên thì số khác lại nóng nảy, thúc giục: "Cắt giấy thế không đúng", "Con phải như này, như nọ",...
Kiểu cha mẹ này không hề nhận ra, sự chỉ dẫn của họ đang khiến con bị cuống, choáng ngợp và làm chậm sự tiến bộ của con. Nhiều trẻ thậm chí còn bật khóc và bỏ cuộc giữa chừng. Điều mà cha mẹ không nhận ra, đó là họ đang gieo vào đầu con suy nghĩ "Mình luôn làm sai". Con vì vậy hình thành sức ỳ, tâm lý buồn bực, chán nản.
Một khi nhận thức đó tồn tại trong tiềm thức của trẻ, chúng thường tỏ ra bất lực khi đối mặt với những thứ khác. Trẻ không dám cố gắng, chứ đừng nói đến việc chiến đấu để giành lấy điều gì. Khi bị bắt nạt, trong tiềm thức trẻ cũng sẽ cảm thấy tất cả đều là lỗi của mình nên không dám phản kháng.
- Cha mẹ ép con "phải hiếu khách, thân thiện"
Ở độ tuổi lên, lên 3, trẻ bước vào nhạy cảm về quyền sở hữu. Lúc này, trẻ nhận ra một số thứ là "của mình" và muốn bảo vệ "lãnh thổ" riêng. Khi cha mẹ buộc trẻ phải chia sẻ món đồ yêu thích của mình, trẻ sẽ hiểu nhầm: "Mình không xứng đáng". Sự hiểu nhầm này có thể dẫn đến tính tự ti. Khi các bạn cùng lớp xâm phạm không gian riêng tư, lấy đồ đạc cá nhân của mình, trẻ dù tức giận nhưng không làm gì được.
- Cha mẹ "dán nhãn" con
Nói một cách đơn giản, khi cha mẹ và giáo viên khen ngợi trẻ làm việc chăm chỉ thì trẻ sẽ bắt đầu chăm chỉ học hành. Khi cha mẹ và giáo viên nghĩ rằng trẻ nghịch ngợm thì trẻ sẽ thực sự nghịch ngợm.
Tương tự, khi cha mẹ nói con "nhát gan" thì con sẽ trở nên có tính cách như vậy. Điều này là do tâm trí trẻ chưa đủ trưởng thành trong quá trình lớn lên. Nhận thức, ngôn ngữ của cha mẹ và giáo viên thường ảnh hưởng đến sự tự nhận thức của trẻ. Khi cảm thấy mình "nhát gan", trẻ khó có được dũng khí và sự tự tin. Trẻ càng ít dám bày tỏ ý kiến khác biệt của mình thì càng dễ bị bắt nạt ở trường.
- Cha mẹ quá nuông chiều
Hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều biết một sự thật: Đó là chiều chuộng con cái quá mức chính là làm hại chúng. Biết là một chuyện, còn tránh khỏi sai lầm đó lại là một chuyện khác.
Sự chiều chuộng con cái đến mức vô kỷ luật của cha mẹ sẽ dẫn đến 2 thái cực: Một là trẻ trở nên ích kỷ, coi thường người khác, thậm chí có nguy cơ phạm tội. Hai là trẻ trở nên yếu ớt, kém cỏi. Bởi kiểu trẻ này khi gặp chuyện chỉ biết dựa vào người khác, không dám một mình đối mặt giải quyết.
Một khi không có sự bảo vệ của cha mẹ, trẻ sẽ đặc biệt nhát gan. Khi bị đối xử bất công, trẻ không dám đấu tranh cho bản thân, không dám đối mặt với người khác, chỉ muốn dựa vào cha mẹ. Không có sự che chở của cha mẹ, chúng sẽ chỉ biết nhún nhường và thỏa hiệp.
Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/co-4-kieu-cha-me-khien-con-cai-luc-nao-cung-so-bong-so-gio-ra-doi-luon-mang-tam-ly-rut-re-cuoc-song-kho-ma-thanh-cong-162221201210030824.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.