Mới đây, trong một nhóm kín chuyên chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc da trên Facebook, một người chia sẻ hình ảnh làn da của mình bị kích ứng sau khi dùng BHA (sản phẩm tẩy tế bào chết trên da).
Chủ tài khoản hỏi: "Như này có phải bị bỏng treatment không ạ? Em dùng BHA và tre1 obagi tầm 6 tháng rồi ạ, chưa từng bị châm chích, đỏ rát hay bong tróc gì ạ. Nhưng không biết ma xui quỷ khiến thế nào mà tối hôm kia em lại ấn BHA ra bông tẩy trang loại mỏng rồi đắp lên mặt tận 15 phút và bị từ đêm đó đến giờ ạ. Cái chỗ đang vảy nâu đó là hôm đó đang có mụn không nhân ạ. Bây giờ em phải làm sao để khắc phục ạ?".
Trước hình ảnh và thông tin nhận được, DS Vũ Ngọc Khuê (DS Khuê Vũ, làm việc tại Hà Nội) nhận định, không ai dùng BHA kiểu đắp lên da tận 15 phút bao giờ cả. BHA dùng sau bước dùng tẩy trang, sữa rửa mặt hoặc toner. Không giống như tẩy da chết vật lý, BHA là dạng tẩy da chết hóa học nên chỉ cần thấm đều quanh mặt với lượng vừa đủ và dùng tay vỗ cho thấm vào da. Tuyệt đối không đắp lên da giống đắp lotion như vậy. Nguy cơ kích ứng, bỏng da là hoàn toàn có thể xảy ra.
Chuyên gia nhận định, đây chỉ là một ví dụ về trường hợp bị kích ứng da khi dùng BHA (tẩy da chết hóa học). Hàng ngày, anh cũng gặp rất nhiều trường hợp khách hàng tham lam dùng tẩy da chết hóa học như AHA, BHA dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Tẩy da chết hóa học là gì?
Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp sử dụng sản phẩm có thành phần chứa acid để phá vỡ liên kết của các tế bào da, từ đó giúp loại bỏ được tế bào chết. Phương pháp này không chỉ loại bỏ tế bào chết mà còn sản sinh collagen thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, làm chậm quá trình lão hóa, giảm thiểu tình trạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng.
Theo DS Khuê Vũ, tẩy tế bào chết hoá học phổ biến nhất hiện nay là AHA (alpha hydroxy acid) và BHA (beta hydroxy acid).
Trong đó, AHA là một dạng acid gốc nước, xuất hiện trong trái cây, thực vật, đường sữa. Các loại acid alpha hydroxy phổ biến như Glycolic Acid (có nguồn gốc từ đường mía), Acid Lactic (có nguồn gốc từ đường và sữa), Acid Citric (có nguồn gốc từ trong trái cây họ cam quýt), Acid Malic (có nguồn gốc từ trái cây như lê và táo)... Trong đó glycolic và acid lactic thường được sử dụng trong chăm sóc da.
AHA hoạt động trên bề mặt và phù hợp với làn da khô, xỉn màu hay lão hoá. AHA có tác dụng làm sáng, đều màu da, duy trì làn da mềm mịn, hỗ trợ trị mụn, kích thích sản sinh collagen ngăn ngừa lão hoá và có thể giảm thiểu tác động của ánh nắng mặt trời lên da.
Còn BHA là sản phẩm tan trong dầu nên dễ dàng xâm nhập sâu qua lớp biểu bì da đi xuống lớp trung bì, vào sâu tận lỗ chân lông, giúp tẩy sạch bã nhờn và bụi bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
BHA phổ biến nhất là Salicylic acid. BHA chủ yếu được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, làm mờ vết thâm, chống lão hoá và cải thiện cấu trúc da.
5 sai lầm hay gặp khi sử dụng tẩy tế bào chết hoá học
Chọn sai sản phẩm tẩy da chết hoá học
Chọn nồng độ cao khi mới bắt đầu
Sử dụng với tần suất quá nhiều
Không sử dụng kem chống nắng
Kết hợp sai với các sản phẩm khác
Phụ nữ có thai và cho con bú cần lưu ý khi dùng AHA/BHA
Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng AHA/BHA với nồng độ cao trong thời kỳ này. Tuy nhiên sử dụng AHA nồng độ dưới dưới 8% và BHA dưới 2% là bạn hoàn toàn yên tâm.
"Tóm lại, có thể thấy AHA/BHA đem lại cho bạn rất nhiều tác dụng như tẩy tế bào chết, hỗ trợ trị mụn, làm sáng da, chống lão hoá, cải thiện cấu trúc da… Để có hiệu quả cho làn da của mình, bạn nhớ sử dụng đúng cách, tuân theo hướng dẫn của nhãn hàng, chuyên gia da liễu như dược sĩ, bác sĩ da liễu, tránh gặp phải hậu quả đáng tiếc như trên", DS Khuê Vũ chia sẻ.
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/co-gai-bong-da-do-dung-bha-dap-15-phut-len-mat-5-sai-lam-kinh-dien-khi-dung-tay-da-chet-hoa-hoc-nang-nao-cung-can-nho-de-da-cang-mong-phu-suong-222021261123502438.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.