Có hay không chuyện vỡ giác mạc do dùng điện thoại trong bóng tối?

Dùng điện thoại trong điều kiện bóng tối khiến cho người dùng bị vỡ giác mạc tổn thương mắt… Đó là thông tin được một facebook cá nhân chia sẻ đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.

Mới đây, facebook cá nhân có tên P.T đã đăng tải hình ảnh cặp mắt đỏ hoe đầy máu. Theo facebook này, nguyên nhân gây ra tình trạng mắt đỏ đọng máu là do bị vỡ giác mắt vì thường xuyên sử dụng máy điện thoại trong bóng tối.


Facebooker P.T khẳng định người quen của mình bị vỡ giác mạc do dùng điện thoại trong bóng tối

“Người quen của mình đã bị vào tối hôm qua, mọi người nếu có thói quen online di động khuya thì nên ở trong môi trường có ánh sáng nhé. Ít nhất là cũng có đèn, vì ánh sáng từ điện thoại di động rất nguy hiểm!”, facebook P.T chia sẻ.

Thông tin chia sẻ trên đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Rất nhiều bình luận tỏ ra sợ hãi trước thông tin vỡ giác mạc do dùng điện thoại. Bên cạnh, tó cũng có nhiều bình luận tỏ ra nghi ngờ trước thông tin chia sẻ đưa ra.

Dùng điện thoại trong bóng tối bị vỡ giác mạc?

Trao đổi với Ths.Bs Phạm Thị Hằng, Trưởng khoa Khúc Xạ (Bệnh viện Mắt Quốc tế DND) về vấn đề: có hay không chuyện vỡ giác mạc khi dùng điện thoại trong điều kiện không có đèn.

Bác sĩ Hằng khẳng định, không có chuyện dùng điện thoại liên tục trong điều kiện thiếu ánh sáng gây ra vỡ giác mạc. Mắt cũng như các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ đơn giản như chân, tay, chỉ chảy máu khi có va chạm. Trong trường hợp mắt không có va chạm, va đập mạnh thì sẽ không có hiện tượng bị vỡ giác mạc.

“Trường hợp bệnh nhân nói bị vỡ giác mạc do dùng điện thoại trong điều kiện thiếu ánh sáng là khó thể xảy ra”, bác sĩ Hằng khẳng định.

Trong quá trình điều trị các dị tật về mắt, bác sĩ Hằng nhận thấy các trường hợp lạm dụng sử dụng điện thoại, máy tính trong điều kiện thiếu ánh sáng thường gây ra tình trạng khô mắt, rối loạn điều tiết mắt.

Những thiết bị có ánh sáng xanh màn hình điện thoại, màn hình tivi… ở cường độ ánh sáng cao cũng không tốt cho mắt nếu dùng liên tục. Nếu tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh có thể gia tăng các tật khúc xạ về mắt. Có thể hạn chế ánh sáng xanh bằng cách đeo kính nếu ngồi làm tập trung trước máy tính.

Nên để mắt nghỉ sau 20 phút làm việc liên tục

Bác sĩ Hằng cho hay, mắt khi phải làm việc quá nhiều cũng có thể bị “kiệt sức”. Cho nên khi làm việc tập trung cũng cần phải dành thời gian để mắt được nghỉ ngơi. Nên chia nhỏ thời gian để mắt có thể nghỉ ngơi bằng cách thực hiện quy tắc 20-20-20, tức là cứ 20 phút làm việc thì chúng ta cần nghỉ ngơi 2 phút và nhìn xa vào một khoảng cách 20 feet tương đương 6m.

Khi làm tập trung trước máy tính, nếu không nhất thiết nhìn vào màn hình bạn có thể nhìn vào các vật xung quanh. Nếu nhìn các vật xung quanh thấy mắt còn mờ có nghĩ là mắt cần được nghỉ ngơi thêm. Sau 45 phút làm việc lên đứng lên đi lại để mắt có thể được thư giãn và nghỉ ngơi.

“Các thực phẩm giàu vitami A như gan động vật, trứng gà, rau xanh, quả màu đỏ rất tốt cho mắt. Khi gặp các bệnh lý về mắt không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mà cần phải đi khám để được chỉ định điều trị đúng”, bác sĩ Hằng nhấn mạnh.

Tháng 8/2015 một người đàn ông 40 tuổi tại Trung Quốc tới gặp bác sĩ trong tình trạng mắt không thể nhìn rõ, hai mắt của bệnh nhân bị tổn thương nặng đỏ ngầu. Được biết người đàn ông này có thói quen sử dụng điện thoại thông minh trong bóng đêm ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Do sử dụng điện thoại kéo dài trong điều kiện thiếu ánh sáng người đàn ông đã bị thoái hóa điểm vàng, mất thị lực và xuất hiện các dấu hiệu của ung thư mắt. Tuy nhiên, thông tin bị ung thư mắt do sử dụng điệu thoại trong điều kiện trời tối đã được nhiều chuyên gia nhãn khoa và ung thư bác bỏ.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang