Có nên dạy trẻ tập nói sớm không?

Mỗi một đứa trẻ có một tốc độ phát triển riêng, có bé biết nói nhanh và cũng có bé biết nói chậm, có trẻ nói nhiều và có trẻ nói ít. Liệu cha mẹ có cần can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của trẻ để dạy trẻ tập nói sớm hơn?

Kể từ tháng 12 trở đi, kỹ năng nói của bé bắt đầu “điêu luyện” hơn và biết tạo ra những cuộc nói chuyện với mẹ như hai người lớn. Vì thế, cha mẹ hãy để ý và tận dụng khoảnh khắc bé bắt đầu muốn học nói để nhanh chóng hình thành kỹ năng nói cho con.

Hãy tập cho trẻ thói quen nói lên nhu cầu của mình để trẻ nói được nhiều và nhanh hơn. Chỉ cho trẻ những đồ vật xung quanh trẻ và dạy trẻ biết cách gọi tên để làm phong phú thêm khả năng ngôn từ cho trẻ. Hãy huy động tất cả giác quan của trẻ trong vấn đề dạy nói để làm sao trẻ vừa nghe, thấy, làm, tiếp xúc sẽ giúp trẻ học nói nhanh hơn.

Trẻ tập nói khi nào?

Từ khi mới sinh đến tháng thứ 18: Trẻ sẽ dựa vào cách người lớn giao tiếp với nhau mà học được quy tắc về ngôn ngữ. Trẻ sẽ bắt đầu dùng lưỡi, môi, vòm miệng và cả những chiếc răng sữa để tạo ra âm thanh, khởi đầu có thể là tiếng khóc, sau đó là những âm bi bô, bập bẹ bắt chước từ những người xung quanh.

 

Từ tháng thứ 18 đến 2 tuổi: Trẻ sẽ bắt đầu chuyển những từ đơn lẻ, riêng biệt thành những câu 2 hay 4 từ, sau đó trẻ sẽ tập sử dụng từ ngữ để mô tả những gì mình nghe, thấy, cảm nhận, suy nghĩ và mong muốn.

Từ 2 đến 6 tuổi: Là thời điểm trẻ học cách phát âm giống như người lớn. Ở giai đoạn này nếu trẻ nói ngọng, ngập ngừng thì các bậc cha mẹ cũng không cần quá lo lắng trẻ chậm nói, chỉ cần lắng nghe và quan sát xem trẻ có giống với những bạn đồng trang lứa hay không. Nếu câu trả lời là giống thì yên tâm trẻ sẽ nói đúng dần cho đến khi 6-7 tuổi.

Tắt TV

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) phát hiện những trẻ 8-16 tháng biết ít hơn 6-8 từ vựng mỗi giờ trong một ngày nếu chúng xem các DVD dành cho trẻ nhỏ. Vì sao vậy? Sự tuần tự tới lui và tương tác xã hội là cần thiết để phát triển ngôn ngữ. Một nhân vật trong TV không phản ứng với bé, nhưng khi bạn mỉm cười và đáp lại con, bé biết bé đã làm điều đúng và được khuyến khích làm tiếp. "Có nhiều số liệu cho thấy càng đàm thoại với bé nhiều, sự phát triển ngôn ngữ của con càng tiến xa hơn", tiến sĩ Dr. Hirsh-Pasek nói.

Đặt câu hỏi cho bé

Khi 6 tuần tuổi, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy, hãy bắt đầu đặt câu hỏi cho bé: “Con có đói không?”, “Con có muốn uống sữa không?”.

Hãy chỉ cho bé một vài thứ, ví dụ như: “Con nhìn kìa, một con mèo”, “Bà ngoại ở kia”… Khi bé lớn hơn, hãy nói thêm một vài chi tiết như: “Con nhìn kìa, chiếc xe màu đỏ” hoặc “Một ngôi nhà nhỏ”…

Sao chép âm thanh của bé

 

Khoảng 3 – 4 tháng tuổi, những âm thanh oohs, ahhs sẽ dần biến thành những tiếng bập bẹ. Đây là thời điểm mà bé làm quen với các từ như babababa, dadadada.

Hãy thử bắt chước lại những âm thanh mà bé phát ra. Điều này không chỉ khuyến khích trẻ làm nhiều hơn mà còn bắt đầu dạy trẻ nói chuyện. Chờ cho đến khi bé nói xong, bạn hãy nói lại những tiếng tương tự mà trẻ vừa nói.

Thể hiện cảm xúc của bản thân

Khi bé bắt đầu nói bập bẹ, bé sẽ thêm các giai điệu khác nhau vào giọng nói của mình. Đến 6 tháng, bé sẽ nhận ra sự tức giận hoặc kích động trong giọng nói của bạn và cũng sẽ bắt đầu phát ra nhiều âm thanh hơn để thu hút sự chú ý hoặc thông báo cho bạn biết bé đói.

Nhận ra âm thanh của bé và nói chuyện sẽ giúp bé cảm thấy vui hơn. Đây là lúc mà bé bắt đầu cảm thấy vui với giọng nói của bản thân.

Giai điệu và bài hát

Bài hát là mẫu cho bé nói. Đó là lý do tại sao mà mỗi nền văn hóa lại có những bài hát riêng dành cho trẻ nhỏ.

Đừng lo nếu bạn hát không hay vì bé sẽ không quan tâm đâu. Bé chỉ thích nghe giọng hát của bạn mà thôi. Nếu không biết hát những bài hát ru, bạn có thể hát bất kỳ bài nào mà bạn thích.

Việc hiểu cách bắt đầu và kết thúc một âm thanh sẽ giúp ích nhiều cho bé trong việc học phát âm sau này.

Đọc truyện cho trẻ nghe

Thói quen đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Điều này không chỉ kích thích não bộ trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng mà còn giúp con ghi nhớ và nhanh học nói. Do trẻ tích lũy được nhiều vốn từ vựng sau mỗi lần mẹ kể chuyện. Ngoài truyện, mẹ cũng có thể đọc thơ, hát cũng là cách hay để dạy trẻ tập nói nhanh.

Xây dựng vốn từ cho bé

Khi một tuổi, bé đã có thể nắm vững được một vài từ. Đây là thời điểm để thúc đẩy bé nói ra những từ đầu tiên. Nếu bé nói sai điều gì đó, bạn hãy sửa lại cho bé.

Bạn có thể giúp bé xây dựng vốn từ bằng cách đưa ra nhiều sự lựa chọn cho bé và khuyến khích bé sử dụng nhiều từ hơn. Ví dụ: “Con thích quả táo và quả chuối không?”.

Cử chỉ có thể giúp ích

Vẫy tay, chỉ tay có thể giúp ích trong việc giao tiếp. Trước khi 1 tuổi, bé sẽ chỉ những điều mà bé thích hoặc quan tâm.

Bé có thể lắc đầu khi biểu hiện điều mình không muốn. Một số bà mẹ dạy con ngôn ngữ ký hiệu để khuyến khích trẻ giao tiếp trước khi bé biết nói.

Theo Thành viên diễn đàn Lamchame tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang