Sườn nướng được coi là "linh hồn" của món ăn thần thánh trong lòng người dân Sài Gòn cũng như nhiều thực khách sành ăn khác. Hầu hết các hàng cơm tấm đều có một công thức ướp - nướng sườn riêng để hớp hồn khách tới nhưng tựu chung đều na ná như nhau với hỗn hợp đường, nước tương, dầu hào, dầu màu điều, hạt nêm, tiêu... Có người gia giảm bằng sữa đặc, có bếp lại chọn nước ép hoa quả tươi (dứa, táo, lê...) để ướp cho miếng sườn vừa thơm vừa mềm, đưa cơm với thực khách.
Tuy nhiên, khi muốn đổi gió với món cơm tấm, các bà nội trợ có thể chọn sườn rim nước dừa thay sườn nướng.
So với sườn nướng, sườn rim nước dừa chắc chắn sẽ mềm hơn, thơm hơn và béo hơn. Một ưu điểm khác là các bà nội trợ không cần tốn quá nhiều thời gian cho việc nhóm bếp than, nướng sườn...
Cách làm sườn rim cốt dừa:
+ Sườn cốt lết rửa sạch, dùng búa dần cho mềm thịt. Công đoạn này giúp cho sườn mềm hơn khi chiên
+ Tẩm ướp gia vị: Ở công đoạn này, các mẹ đảm cũng làm tương tự như khi ướp sườn nướng bình thường. Đầu hành lá + tỏi + hành tím thái nhỏ. Cho tất cả vào máy xay nhuyễn hoặc đâm nhuyễn.
Cho hỗn hợp vào âu cùng với các gia vị còn lại phía trên vào trộn đều.
Cuối cùng cho thịt vào tẩm ướp hai mặt. Sau 15 phút cho dầu ăn vào thịt. Đậy thịt lại, cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh qua đêm hay ít nhất 4-5 tiếng trước khi nướng.
+ Cho lên chảo dầu chiên sơ thì đổ nước dừa vào, thêm đường vào cùng khi nước dừa sôi. Bật bếp lửa vừa chờ sườn dần sệt lại, có màu vàng vừa mắt thì tắt bếp.
Món chả trứng ăn trong đĩa cơm tấm được làm từ thịt băm, trứng vịt, miến, nấm mèo và các gia vị phụ khác.
Bí quyết để món chả trứng ngon trước tiên là các nguyên liệu phải được làm nhỏ và càng nhuyễn càng tốt, như vậy món chả hấp ăn sẽ ngon hơn. Sau đó cho tất cả vào một cái tô, thêm 4 quả trứng vịt vào, nêm nếm gia vị và dùng muỗng trộn đều tất cả lại với nhau. Sau đó, dùng cọ phết sơ lớp dầu ăn vào khuôn hoặc chén rồi đổ hỗn hợp chả vào, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Cho vào xửng hấp cách thủy 20 phút. Trong lúc hấp chả, không mở nắp vung, tránh bị thoát hơi nóng trong nồi ra ngoài, chả sẽ chín lâu và không đều.
Khi chả chín, phết mặt chả hỗn hợp lòng đỏ trứng và dầu điều để tạo màu đẹp, hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, trong đĩa cơm tấm này cũng có cần bì heo và nước mắm ăn kèm đồ chua, dưa hành...
Theo Sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.