Những ngày gần đây, các bệnh viện nhi đồng tiếp nhận hàng trăm ca bệnh nhi mắc tay chân miệng mỗi ngày. Đến nay, tổng con số mắc bệnh là 60.000 ca và đang diễn biến phức tạp. Con số này ngày một gia tăng khi bình quần Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận chỉ 50 ca tăng lên đến 130 cá/ngày ở nửa đầu tháng 10.
Con suýt chết vì bác sĩ dởm
Đáng chú ý là những ca bệnh bị trở nặng đến nguy kịch do bị chẩn đoản nhầm nghĩ trẻ biếng ăn do mọc đẹn, lở miệng, mọc răng. Cụ thể, một phụ huynh (Vĩnh Long) có con 4 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết vài ngày mới đây, anh phát hiện con mình có những biểu hiện bệnh như biếng ăn, miệng xuất hiện các nốt hồng nhỏ. Tuy nhiên, khi đưa đến một phòng khám tư ở gần nhà, bác sĩ lại chẩn đoán sai dẫn đến con anh chậm trễ điều trị suýt mất mạng.
Cụ thể, bác sĩ ở phòng khám tư này cho rằng con anh bị rôm sảy, nhiễm trùng miệng, cho thuốc uống 5 ngày. Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi con anh sau khi uống thuốc lại không khỏi mà trở nặng, có những biểu hiện sốt cao liên tục, co giật… May mắn, có người họ hàng có kiến thức đến thăm thấy liền xúi gia đình đưa lên Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu.
“Hai vợ chồng đi làm thuê cho người ta, cả ngày gửi con cho một điểm giữ trẻ tư nhân gần nhà nên không có nhiều thời gian cho con. Khi đến nơi, bác sĩ bắt phải nhập viện ngay để chữa trị tay chân miệng”, anh kể.
Qua câu chuyện của mình, phụ huynh trên khuyên những bậc cha mẹ khác đây là mùa dịch bệnh, dù bận rộn công việc như thế nào cũng hãy dành thời gian lo cho con khi có bất cứ biểu hiện nào của bệnh. Ngoài ra, hãy đến những bệnh viện lớn, uy tín có chuyên khoa nhi để chữa trị kịp thời.
Con phải lọc máu vì cha mẹ tưởng mọc răng
Một trường hợp đáng chú khác cũng được ghi nhận ở các bệnh viện nhi đồng TP HCM là con bị tay chân miệng mà cha mẹ chủ quan.
Một bé gái 1 tuổi rưỡi đã bị tay chân miệng cấp độ 4, phải chống sốc, thở máy, lọc máu vì người nhà chủ quan. Khi thấy con mỗi lần mọc rằng có biểu hiện sốt, biếng ăn, khó chịu, khóc lóc… nên cha mẹ nghĩ rằng lần này con cũng bị tương tự. Không ai ngờ rằng, bệnh tay chân miệng diễn biến nhanh đã khiến con kiệt quệ nhanh chóng. Các bác sĩ cho biết nếu không cữu chữa kịp thời, bé sẽ gặp các biến chứng như viêm não, màng não, cơ tiêm, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, số ca bệnh tay chân miệng năm nay tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%). Trong số này, nhóm trẻ đi mẫu giáo chiếm tới 79%. Do đó, ở thời gian này, cha mẹ có con đi mẫu giáo nếu có người nhà trông coi tốt nhất nên cho con ở nhà để khỏi lây bệnh.
Hiện nay, dịch bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin dự phòng. Do đó, các bậc phụ huynh hãy thực hiện nghiêm ngặt theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Cụ thể, cần rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho cả cha mẹ và con, nhất là thời điểm trước khi con ăn, sau khi đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, vệ sinh đồ chơi, vật dụng… bằng cách khử trùng đồ dùng trước khi cho trẻ tiếp xúc.
Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối đừng ẵm con đi thăm người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, hoặc người nhà đi thăm về phải vệ sinh sạch sẽ trước khi bế bé. Khi phát hiện con em có dấu hiệu bệnh, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện lập tức.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.