Sau hơn hai tháng được nghỉ hè, việc trở lại trường học để dự lễ khai giảng chắc hẳn sẽ là nỗi ám ảnh không chỉ riêng của học sinh mà còn ở các bâc phụ huynh. Xu hướng trẻ nản chí và không muốn đi vào “guồng” là một diễn biến tâm lý hết sức bình thường, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh lắng nghe và động viên con thay vì trách mắng.
Bị bắt nạt là một trong những nguyên nhân khiến con không muốn đi học lại. Ảnh: PB Magazine |
Chị Nguyễn Thị Hòa (Đà Nẵng) cho biết sau thời gian thư giãn ở nhà, khi thấy ba mẹ mua sách chuẩn bị học sau ngày khai giảng, con chị có biểu hiện khóc lóc đến run rẩy, chán nản, bỏ ăn khiến ba mẹ lo lắng. Từ đây, chị mới giật mình vì bản thân và gia đình không nắm bắt được tâm lý con, bắt đầu tìm hiểu những biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục chuyện con sợ mùa khai giảng.
Các biểu hiện con “sợ tựu trường” cha mẹ không thể bỏ qua
Sau khi hỏi ý kiến các chuyên gia tham vấn học đường, chị Hòa biết được làm cha mẹ luôn là “công việc” đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, trong số đó kỹ năng tinh tế quan sát và cảm nhận những biểu hiện tâm lý nhỏ ở trẻ được coi là một trong những kỹ năng khó hàng đầu. Những đứa trẻ của chúng ta có xu hướng giấu những vấn đề của mình trong lòng hoặc tâm sự với bạn bè cùng trang lứa, thay vì kể ra với bố mẹ.
Việc này xuất phát từ nguyên nhân các con thường có những suy nghĩ bồng bột và chưa sâu sắc do hạn chế về tuổi đời cũng như kinh nghiệm. Đi kèm theo đó là thái độ ngăn cấm, rầy la của bố mẹ mỗi khi đứng trước một sai lầm của trẻ. Cả hai yếu tố này kết hợp sẽ trở thành “bức tường” vô hình giữa các bậc cha mẹ và con cái. Vì vậy, việc chúng ta cố gắng trở thành “bạn” của con là điều thiết yếu.
Bên cạnh một số biểu hiện rõ ràng bên ngoài như: Kết quả học hành sa sút, con có tâm lý chán nản và trì hoãn mỗi sáng đến trường sau ngày khai giảng, con viện lý do để được nghỉ học, trẻ bỏ bê bài tập về nhà,… còn có rất nhiều đứa trẻ vẫn duy trì được nề nếp học hành sau tựu trường, tuy nhiên lại có tâm lý hết sức căng thẳng, dễ dẫn đến trầm cảm nếu các bậc cha mẹ như chúng ta không phát hiện và quan tâm kịp thời. Với các trường hợp như vậy, bạn cần dành nhiều thời gian để “kết bạn” với con. Vi sao vậy? Vì một khi các bạn đã là “bạn”, con sẽ dễ mở lòng với bạn hơn. Khi đó bạn có thể thủ thỉ hỏi con về “Việc học trên trường hôm nay ra sao, có gì mới không kể mẹ nghe với?” hay “Gặp lại thầy cô, gặp lại bạn con có vui không?”. Qua cách trả lời của con, bạn có thể phần nào đoán được tâm lý yêu trường lớp của bé bây giờ.
Bí mật được hé mở
Việc cơ thể và trí não được nghỉ ngơi sau một thời gian dài sẽ rất dễ dẫn đến quá tải và trì trệ mỗi khi tiếp nhận những nếp sinh hoạt và nhiệm vụ mới sau khi khai giảng. Đây là biểu hiện hết sức bình thường và dễ gặp kể cả đối với người trưởng thành. Bởi vậy nếu trẻ có những biểu hiện nhụt chí học hành trong thời gian đầu của năm học mới thì bạn cũng đừng quá lo lắng.
Tuy nhiên nó sẽ là vẫn đề nếu tình trạng trên kéo dài quá lâu, thậm chí sắp hết một học kỳ mà trẻ vẫn có những biểu hiện trì trệ trên thì chúng cần vào cuộc tìm hiểu.
Việc cha mẹ chúng ta cố gắng trở thành “bạn” của con là điều thiết yếu. Ảnh: Stuff |
Theo một thống kê có tên “Áp lực gây căng thẳng tâm lý của học sinh THCS” của bà Lê Minh Nguyệt (trường ĐH Sư Phạm Hà Nội) với phạm qui nghiên cứu lên đến 1,106 học sinh cấp 2 tại 6 trường THCS tại Hà Nội, Hải Phòng và Thanh Hóa thì có đến 45.8% học sinh thương xuyên căng thẳng trong giờ học. Điều này chứng tỏ áp lực học hành đối với trẻ rất lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra áp lực này, chẳng hạn: Môi trường, bạn bè, thầy cô, khối lượng bài vở,…Từ đó, việc trẻ nản chí học và có xu hướng ham muốn một kỳ nghỉ hè “bất tận” là có lý do.
Như trường học chị Hòa, chị đã bắt đầu thăm dò thêm thông tin từ bạn bè của con bạn và thầy cô trực tiếp dạy trẻ và được biết bí mật là con bị stress thời gian dài do bị bạn bắt nạt, đâm ra sợ đến lớp.
Mách nước cách giúp con ham đi học lại
Nếu biểu hiện không muốn vào lại “guồng” năm học mới sau ngày khai giảng chỉ xảy ra do trẻ chưa thích ứng kịp sau kỳ nghỉ hè dài, bạn nên tạo động lực cho trẻ. Có thể là phần thưởng nhỏ như truyện tranh, chuyến đi cuối tuần hay đơn giản là món ăn ưa thích theo yêu cầu,.. nếu con hoàn thành xong bài vở đúng hẹn. Chúng tôi tin rằng những nguồn khích lệ này sẽ thực sự tạo cảm hứng học hành cho con.
Một hướng giải quyết khác đưa ra chính là bạn khiến con mình “bận rộn” hơn trong kỳ nghỉ hè như đăng ký cho con tham gia các khóa học vừa học vừa chơi, các khóa kỹ năng mềm,.. để giảm thiểu sự kém thích nghi của trẻ trước cú “sốc” thay đổi nếp sinh hoạt khi tựu trường.
Nếu trẻ có những biểu hiên phức tạp hơn sau khai giảng và có nguy cơ trầm cảm vì học hành, bạn nên bắt tay vào tìm hiểu thật kỹ. Trong trường hợp căng thẳng tâm lý lâu dài này đến từ môi trường (thầy cô, bạn bè), bạn nên có cuộc nói chuyện nghiêm túc với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Giải pháp cuối cùng đưa ra ở đây là cha mẹ hãy hỏi ý kiến của con về viêc chuyển trường cho trẻ nếu mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát của bạn.
Nếu lý do căng thẳng tâm lý của trẻ nằm ở việc con bạn không theo kịp chương trình hoặc khối lượng bài vở quá nhiều, lời khuyên đưa ra ở đây là bạn nên cùng học với con hoặc thuê giáo viên kèm riêng cho trẻ. Tất nhiên mục tiêu ở đây không phải để ép trẻ học nhiều hơn nữa, mà chính là cùng học với trẻ để cùng tìm ra những lổ hổng kiến thức ở con để kịp thời bồi đắp, khiến bé tự tin để bắt kịp bạn bè.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng nên giảm thiểu những khóa học thêm ngoài giờ không thực sự cần thiết – những khóa học thêm cho những môn học mà bé thưc sự không quá yếu kiến thức - để giảm thiểu khối lựng bài vở của bé.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.