Con trai 11 tuổi lớn tiếng mắng lại bố: Đằng sau đứa trẻ bạo lực, cục súc thường có 3 kiểu cha mẹ này

(lamchame.vn) - Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc sửng sốt trước một clip gây sốc ghi lại cảnh một học sinh tiểu học vung dao chém vào người bố mình vì không được chơi điện tử.

Theo tờ South China Morning Post, đoạn clip dài 13 giây đã lọt vào top tìm kiếm hot trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc. Theo đó, nội dung đoạn video ghi lại hình ảnh một cậu bé 11 tuổi, đang cầm dao hướng thẳng về cha mình.

Người cha và con trai đã xảy ra một cuộc cãi vã lớn. Khi cậu bé quá kích động, em đã cầm con dao nhà bếp định tấn công cha mình và hét lớn: "Trả điện thoại đây". Mặc dù người cha liên tục yêu cầu cậu bé bỏ dao xuống. Nhưng đứa trẻ không hề có ý đó. Sau vài phút đối đầu, cuối cùng người cha cũng chớp được cơ hội giật con dao khỏi người con, ngăn chặn nguy hiểm xảy ra.

Những người hàng xóm chứng kiến vụ việc cho biết, nguyên nhân của cuộc cãi vã là do người cha không cho con nghịch điện thoại. Vì con trai quá cứng đầu nên ông bố đã mắng mỏ dọa nạt. Cuối cùng cậu bé không kiểm soát được cảm xúc đã dùng dao định tấn công bố mình.

Cũng theo những người hàng xóm này, vì người cha thường nuông chiều cậu con trai quá mức nên dẫn đến tình trạng đứa con sinh hư và không nghe lời.

Đoạn video tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ gây bão mạng xã hội. Nhiều người tỏ ra khá sốc, rồi thất vọng, bức xúc về cậu con trai có tính côn đồ, bạo lực kia.

Dưới đây là một số lời bình luận của dân mạng về vụ việc:

"Đúng là chuyện gì giờ cũng có thể xảy ra. Hết hơi dạy dỗ cuối cùng con chĩa dao vào mình. Thật đáng buồn".

"Đứa trẻ này đã bị bỏ rơi theo nghĩa bóng. Cha mẹ hết lòng yêu thương nuôi dưỡng còn lại sinh hư".

"Thật đáng sợ! Và có rất nhiều đứa trẻ như thế".

Nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy bối rối khi phải đối mặt với sự nổi loạn của con cái khi chúng lớn lên. Họ không hiểu tại sao mình yêu thương con đến thế mà chúng lại trở thành nghịch tử như vậy?

Dưới đây là 3 kiểu bố mẹ khiến con cái dễ dàng mất kiểm soát cảm xúc khi lớn lên:

1. Bố mẹ chiều chuộng, quan tâm quá mức

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không ít đứa trẻ nổi loạn khi lớn lên là chúng có vết thương lòng từ thời thơ ấu nhưng cha mẹ không biết đến điều đó. Một số khác thì cha mẹ dễ dàng thỏa hiệp, nuông chiều con cái hết lần này đến lần khác, dần dần chúng biết cách để bản thân chiến thắng trong cuộc tranh luận với cha mẹ. Ví dụ như đứa trẻ khóc lóc đòi bố mua trò chơi đó mặc dù lúc đầu bố mẹ không đồng ý nhưng sau đó vẫn dễ dàng bị thỏa hiệp.

Những năm gần đây, với sự ra đời của khái niệm "giáo dục gia đình", nhiều bậc cha mẹ đã trở nên tỉ mỉ và chu đáo hơn trong việc quan tâm, chăm sóc con cái. Nhưng sự quan tâm, chiều chuộng quá mức này thường khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ, thiếu tính tự lập và chiều sâu tình cảm nên dễ có những hành vi như nổi loạn, cố chấp, không tôn trọng người khác.

Vì vậy, khi chăm sóc và nuôi dạy con cái, cha mẹ cần tránh sự quan tâm quá mức và chiều chuộng, dành cho con một khoảng tự do nhất định và không gian để phát triển.

Con trai 11 tuổi lớn tiếng mắng lại bố: Đằng sau đứa trẻ bạo lực, cục xúc thường có 3 kiểu cha mẹ này - Ảnh 2.

2. Cha mẹ thiếu thời gian trò chuyện với con cái

Sự chuyển đổi vai trò xã hội, áp lực kép của công việc và trách nhiệm gia đình đã khiến nhiều bậc cha mẹ phớt lờ tầm quan trọng của việc ở bên con cái, thiếu thời gian, sự kiên nhẫn để lắng nghe con cái, hiểu những bối rối và nhu cầu của chúng.

Và nếu cha mẹ không giao tiếp hiệu quả với con cái, trẻ rất dễ bị những người xung quanh dẫn dắt lệch lạc, có những suy nghĩ tiêu cực về gia đình, nhà trường, dễ nổi loạn và khó hiểu người khác.

Vì vậy, cha mẹ cần duy trì giao tiếp hiệu quả với con cái, cố gắng tìm hiểu nhu cầu và trạng thái bên trong của chúng, đồng thời giáo dục và uốn nắn chúng kịp thời nếu phát hiện có bất thường.

3. Cha mẹ kỷ luật quá nghiêm khắc và giáo dục bạo lực với con cái

Ngược lại với sự nuông chiều lại là kỷ luật con cái quá nghiêm khắc, sử dụng bạo lực. Nhiều cha mẹ vẫn còn suy nghĩ "thương cho roi cho vọt", thậm chí quen với việc giáo dục con cái bằng đòn roi, mắng chửi thậm tệ. Phụ huynh cứ nghĩ rằng cách này tốt cho sự phát triển của trẻ, giúp con cái ngoan ngoãn vâng lời hơn.

Tuy nhiên bạo lực sẽ gây ra tâm lý nổi loạn của trẻ. Chúng dễ nảy sinh tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi và các cảm xúc xấu khác. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Vì vậy cha mẹ cần tôn trọng nhân cách của con cái, thiết lập niềm tin và sự tôn trọng với chúng từ mối quan hệ mật thiết, sử dụng các phương pháp giáo dục nhẹ nhàng và hiệu quả để giao tiếp với con cái. Song song với đó phụ huynh cần làm gương cho con để con cái noi gương học hỏi.

Con trai 11 tuổi lớn tiếng mắng lại bố: Đằng sau đứa trẻ bạo lực, cục xúc thường có 3 kiểu cha mẹ này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Cha mẹ nên giáo dục con ngoan như thế nào?

1. Cần có quan điểm đúng đắn về giáo dục

Trước hết cha mẹ cần có cái nhìn đúng đắn về giáo dục, phát hiện điểm tốt, điểm mạnh, sở trường của con và tôn trọng cá tính của con.

Phụ huynh nên học cách buông bỏ, duy trì sự cân bằng và không can thiệp quá nhiều vào con cái mình. Khi trẻ phạm lỗi, việc trách phạt là cần thiết. Điều này giúp trẻ hiểu rằng không thể coi thường các quy tắc. Tuy nhiên tránh việc giáo dục con cái bằng bạo lực, mắng chửi thậm tệ.

2. Thiết lập bầu không khí gia đình tốt đẹp

Gia đình chính là cái nôi cho sự trưởng thành của con cái. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý, thể chất của trẻ. Vì vậy cha mẹ hãy tạo cho con cái một bầu không khí gia đình an toàn ổn định và đầm ấm.

Phụ huynh nên tìm sự hài hòa trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, các quy tắc quy định của gia đình, làm phong phú các khía cạnh vật chất và tinh thần của trẻ.

3. Luôn quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ

Bên cạnh nhu cầu về vật chất, sức khỏe tinh thần của trẻ cũng cần được quan tâm và chăm sóc hợp lý. Cha mẹ nên bàn bạc với nhau, cùng nhau chú ý theo dõi sức khỏe tinh thần của con cái, học cách lắng nghe và để tâm đến các vấn đề của con trong từng giai đoạn phát triển của chúng. Điều đó giúp cho trẻ đưa ra được các phản biện của mình. Chúng biết phương pháp đối phó qua từng giai đoạn một cách thuận lợi hơn.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang