Con tức tối tát vào mặt mẹ, thay vì mắng chửi hay đánh đập thì mẹ hãy làm điều này nếu không muốn bé trở thành đứa trẻ ngỗ ngược

Liệu trẻ đánh ba mẹ có phải là 'hỗn'? Với độ tuổi nào thì đây là hành vi không thể chấp nhận?

Có lần khi tôi đang ngồi trò chuyện với một người bạn vô tình nhìn thấy: một bé gái nhỏ đang vòi vĩnh mẹ mình cái gì đó và tức tối đánh vào mặt mẹ. Người mẹ liền quát, đánh khẽ vào tay bé liên tục 5-6 cái và kéo đi về, cô bé trông có vẻ đang rất sợ mẹ.

Tại sao trẻ nhỏ lại hay đánh bố mẹ mình?

Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, hành vi thường gặp là trẻ không hài lòng gì đó thì đánh, tát vào mặt hoặc người cha mẹ mình. Đôi lúc chúng ta cảm thấy đó là một hành vi không thể chấp nhận được và lo lắng liệu trẻ có quá bạo lực sau này không.

Thực ra, trẻ đánh bố mẹ là do trẻ chưa có đủ kỹ năng và ngôn ngữ để điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ, do đó trẻ thường chọn các cách phi ngôn ngữ như la hét, khóc, thậm chí đánh để giao tiếp với bố mẹ của mình. TS. Dahl, ĐH California, Mỹ từng nói: phần lớn các trường hợp các trẻ không hiểu hành vi đánh đó là xấu.

Cách hành xử với việc trẻ có hành vi đánh người lớn

1. Với trẻ < 18 tháng, cha mẹ chỉ đơn giản bỏ qua hoặc không cần để ý các hành vi đánh, tát nếu nó là trường hợp không quá quan trọng. Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy nó không có gì hứng thú thì trẻ sẽ tự bỏ hành vi này.

Với tình huống nghiêm trọng như tát ông bà, bạn chỉ cần nghiêm giọng nói với bé "con không được làm vậy" và không chơi hay tỏ ra hứng thứ với bé 3 phút, không cần bắt trẻ phải xin lỗi vì thực ra lời xin lỗi không có giá trị với bé lúc này. Điều mà trẻ học trong cách đáp ứng này là cảm giác nhàm chán khi mình vừa làm hành động trên và trẻ cũng tự bỏ.

2. Với trẻ từ 18 tháng - 6 tuổi, cách mà chúng ta đáp ứng không phải là la mắng, mà cần cho trẻ hiểu:

- Nó là không thể chấp nhận. Đơn giản bạn nghiêm giọng và nói: "Con không được làm vậy! Mẹ không thích điều này".

- Song song đó, dạy trẻ ngôn ngữ để diễn tả điều trẻ muốn cho lần sau. Ví dụ, con thích cái này, thì nói là "con thích nó".

Con tức tối tát vào mặt mẹ, thay vì mắng chửi hay đánh đập thì mẹ hãy làm điều này nếu không muốn bé trở thành đứa trẻ ngỗ ngược - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

- Nếu lần sau trẻ vẫn tiếp tục dùng phi ngôn ngữ, bạn cần cho trẻ biết kết quả của việc dùng cách phi ngôn ngữ là đồng nghĩa với việc chấm dứt giao kèo. Ví dụ trẻ đang đòi mua một món đồ nào đó và giao kèo của bạn là: "con có thể chọn 1 món. Nói cho mẹ biết con chọn cái nào là được". 

Nhưng trẻ cứ kéo dài vòi vĩnh thêm hoặc quăng ném một cách tức giận, bạn cho trẻ biết "quyền chọn lựa của con đã kết thúc!". Lúc này trẻ có thể phản kháng, nhưng cách làm quyết tâm của bạn giúp trẻ học được là cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt hơn là cách phi ngôn ngữ. Bạn có thể áp dụng Time-out trong trường hợp trẻ phản kháng dữ dội lại bạn.

Trẻ tuổi teen đánh ba mẹ?

Việc trẻ tuổi teen đánh cha mẹ là hành vi không thể chấp nhận được, và nó không giống như trẻ độ tuổi nhỏ vì trẻ đã bắt đầu hiểu và nhận thức về hành vi của trẻ. Trẻ cần được cha mẹ dạy cách ứng xử và có hình phạt đi kèm. Ví dụ, trẻ cần phải hoàn thành thêm công việc nhà hoặc bị cấm túc dùng món đồ nào trong 24 tiếng.

Song song đó cha mẹ cũng nên trò chuyện và học cách lắng nghe trẻ vì đôi lúc sự phản kháng của trẻ thường nằm ở cách mà cha mẹ và trẻ chưa hiểu nhau. Dành thời gian trò chuyện và làm bạn với trẻ sẽ là chìa khóa để giải quyết vấn đề.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn là chuyên gia tư vấn về y học bộ gen, hiện là Ủy Viên Cấp Cao tại Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT) kiêm Phó Tổng Biên Tập tạp chí Harvard Public Health Review tại Đại học Harvard.

 

 

https://afamily.vn/con-tuc-toi-tat-vao-mat-me-thay-vi-mang-chui-hay-danh-dap-thi-me-hay-lam-dieu-nay-neu-khong-muon-be-tro-thanh-dua-tre-ngo-nguoc-20220223102659982.chn
 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang