Quả thực, sen không những là một loài hoa đẹp mà tất cả các bộ phận của cây sen đều mang lại các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của con người, từ hoa, lá, rễ đều có công dụng chữa bệnh. Thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày phải kể đến củ sen, nó rất bổ cho máu, chữa chảy máu dạ dày, thông huyết mạch, phòng ung thư và giảm cân hiệu quả.
Bên cạnh đó, với vị ngọt bùi, béo cùng hương thơm đặc biệt sau khi được chế biến, củ sen được rất nhiều gia đình Việt ưa chuộng sử dụng trong bữa cơm hàng ngày. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng của mùa hè, các món được nấu từ củ sen đều giúp giải nhiệt cực tốt.
Tuy nhiên, cũng như phần lớn các loại thực phẩm khác, củ sen khi ăn cũng có một số điều cấm kỵ cần phải lưu ý để tránh, nếu không nó có thể phản tác dụng, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là 5 điều cấm kỵ như thế bạn cần nhớ để ăn củ sen một cách an toàn và bổ dưỡng trong mùa hè này.
1. Người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn củ sen sống
Củ sen sống là một loại thực phẩm có tính lạnh, vì vậy đối với những người có cơ địa nóng thì ăn củ sen sống là một lựa chọn tốt. Nhưng những người tỳ vị hư hàn, người bị lạnh bụng sẽ khó tiêu hóa hơn và dễ làm bệnh cảm nặng thêm nếu ăn củ sen sống.
2. Không thích hợp nấu củ sen trong nồi sắt
Trong củ sen có chứa nhiều chất sắt có tác dụng bồi bổ khí huyết rất tốt.
Tuy nhiên, khi làm củ sen, bạn không nên dùng nồi sắt, vì như vậy củ sen sẽ bị đen, trông không đẹp mắt và ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Do đó, bạn nên dùng chậu sứ hoặc nồi inox để chưng củ sen là tốt nhất.
Không chỉ củ sen mà các loại thực phẩm khác có hàm lượng sắt cao cũng không nên nấu bằng nồi sắt.
3. Phụ nữ mới mang thai không nên ăn củ sen
Củ sen đặc biệt thích hợp với người già và phụ nữ trẻ, người ốm yếu, đặc biệt thích hợp cho người bị sốt cao, nôn trớ, cao huyết áp, bệnh gan, chán ăn, thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, vì củ sen quá lạnh (tính hàn mạnh) nên bà bầu không nên ăn khi mới mang thai.
4. Không kết hợp củ sen với đậu tương
Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, vừa giàu chất đạm, vừa chứa rất nhiều chất sắt, vì vậy đậu nành không được ăn cùng với củ sen. Do củ sen có chứa nhiều chất xơ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt từ đậu nành.
5. Không kết hợp củ sen với gan động vật
Trong củ sen có chứa chất xơ, axit aldehyde trong chất xơ có thể tạo thành hỗn hợp sắt - đồng - kẽm làm cơ thể con người giảm hấp thu các nguyên tố vi lượng trong gan động vật.
Vì vậy, nếu bạn muốn nấu canh củ sen thì nên ăn kèm với sườn hoặc thịt thái mỏng, không nên dùng gan động vật. Mặc dù củ sen trong món canh nội tạng rất ngon nhưng lại ít dinh dưỡng hơn rất nhiều.
Nguồn và ảnh: Sohu, Asia One, Eat This
Theo kenh14.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.