Hiển thị cụ thể nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm, tự động khoanh vùng dịch nếu có nhiều ca bệnh cùng xuất hiện tại một địa điểm, so sánh tương quan giữa môi trường, các yếu tố dịch tễ ảnh hưởng đến ca bệnh, cập nhật đồng bộ dữ liệu ngay khi ca bệnh đến khám là những tính năng vượt trội của ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý các loại bệnh truyền nhiễm.
Một buổi tập huấn sử dụng ứng dụng GIS để quản lý ổ dịch do Sở KHCN TP.HCM tổ chức hồi năm 2017. |
Đối với TP.HCM, từ năm 2016 ứng dụng công nghệ này đã được sử dụng trên tất cả các cơ sở y tế tại địa bàn thành phố. Kể từ khi được đưa vào sử dụng, hệ thống này đã góp phần kiềm chế được dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác (tay chân miệng, sởi…) tại TP.HCM trong những năm qua.
Bên cạnh chức năng quản lý dịch tễ thông qua các chức năng quản trị hệ thống chuyên dụng, các công cụ nhập xuất dữ liệu nhanh định dạng Excel, hệ thống này còn có thể giúp Sở Y tế và các Trung tâm Y tế Dự phòng có thể quản lý các ca bệnh, báo cáo thống kê nhanh, khoanh vùng ổ dịch được chính xác và nhanh chóng hơn.
Được biết, đây là phần mềm giúp hỗ trợ quản lý dịch bệnh tốt hơn dựa trên nguồn dữ liệu về bản đồ mà GIS đang có sẵn.
Thông qua thuật toán, phần mềm có thể khoanh vùng ổ dịch tại các phường/ xã một cách tự động và nhanh chóng thông qua bản đồ số để giúp các cơ quan chức năng có thể nhanh chóng phản ứng với mọi tình hình, diễn biến mới.
Từ đó, định hướng không gian ca bệnh trên bản đồ để hỗ trợ các công tác phun hóa chất, diệt muỗi… tại địa phương. Ngoài ra, phần mềm này còn giúp tăng độ chính xác, tránh các ca bệnh trùng lắp trong báo cáo thống kê do các đơn vị đưa lên trên.
Phần mềm này giúp ngành Y tế tại TP.HCM tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc, của cải và sức người trong công tác phòng, chống và điều trị các loại hình dịch bệnh của tất cả các địa phương trong địa bàn.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.