Dạ dày lợn, óc lợn cũng là vị thuốc

Thịt lợn là thực phẩm quá quen thuộc với chúng ta. Chế biến được nhiều món ngon, bổ, giá cả hợp lý. Ngoài thịt lợn, các bộ phận của lợn như tim gan, óc, dạ dày, … đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đặc biệt chúng còn có giá trị chữa bệnh rất quý.

Thịt lợn là thực phẩm quá quen thuộc với chúng ta. Chế biến được nhiều món ngon, bổ, giá cả hợp lý. Ngoài thịt lợn, các bộ phận của lợn như tim gan, óc, dạ dày, … đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đặc biệt chúng còn có giá trị chữa bệnh rất quý. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ dạ dày và bầu dục lợn.

Dạ dày lợn: “rất bổ”. Dạ dày tính ấm, có tác dụng bổ trung châu tỳ vị, thêm hơi thở (bổ khí) chữa bệnh lao, mệt, yếu, nóng như nung nấu, kết hòn trong bụng, trệ tích trong dạ dày. Trẻ em cam tích da mặt vàng, đi ỉa, đi lỵ. Lưu ý: dạ dày phải làm thật sạch phần trong, phải biết cách nấu chín nhưng không bị dai cứng. Có cách cho vào nồi áp xuất. Khi chín phải để nguội mới lấy ra thái chỉ, hoặc thái miếng tuỳ yêu cầu.

Dạ dày lợn, óc lợn cũng là vị thuốc - Ảnh 1.

Dạ dày lợn hầm hạt sen rất tốt cho người sa dạ dày, sa tử cung.

Để làm dược - thiện thì nấu cùng thuốc bằng 3 cách: nấu cùng, nấu thuốc lấy nước nấu dạ dày, cho thuốc vào trong dạ dày để nấu. Chọn thuốc có thể ăn cùng dạ dày thì càng tiện lợi hơn nữa như sau:

Bổ tỳ vị, chữa mệt mỏi, ăn uống kém: Dạ dày bát bảo (dạ dày thập cẩm): dạ dày lợn 1 cái to, dùng nước ấm rửa sạch trong ngoài. Dùng dây sạch buộc chặt 1 đầu. Cho vào trong dạ dày các thứ sau: Hạt sen 100g, hạt khiếm thực 100g, hạt ý dĩ 150g, hạnh nhân ngọt 60g, dấm ăn 100g, tôm nõn 100g, chân giò hun khói thái quân cờ 60g trộn đều. Gạo nếp 250g buộc lại. Nêm gia vị hầm chín. Ăn cái uống nước.

Dạ dày lợn, óc lợn cũng là vị thuốc - Ảnh 2.

Dạ dày lợn hầm gừng ấm tỳ vị, chữa kém ăn, lạnh bụng, khó tiêu.

Chữa sa dạ dày, sa tử cung: Dạ dày 1 cái cỡ vừa nhỏ làm sạch ngoài. Hạt sen 500g bóc vỏ, bỏ tâm ngâm mềm nhồi vào trong dạ dày buộc chặt 2 đầu. Cho vào nồi đổ ngập nước với 20ml rượu. Ninh nhừ. Dạ dày thái miếng chấm nước mắm để ăn riêng hoặc cùng hạt sen.

Chữa ăn kém, khó tiêu: Dạ dày lợn 1 cái vừa nhỏ làm sạch trong ngoài. Cho 5 lát gừng vào trong. Nấu ăn.

Dạ dày lợn, óc lợn cũng là vị thuốc - Ảnh 3.

Bồ dục lợn xào hồ đào, củ kiệu bổ thận chống lão suy.

Bồ dục lợn: bổ thận, chống lão suy (tai ù, mắt kém, lưng đau, gối mỏi, lú lẫn): Bồ dục 2 quả để cả lõi, hồ đào 60g, củ kiệu tươi 240g. Rang vàng hồ đào với dầu rồi cho bồ dục vào xào tái xong cho củ kiệu xào cho đến khi chín bồ dục thì ăn nóng. Kiệu có thể dùng lá nhưng kém hiệu quả hơn.

Lõi trắng trong thận (lõi bầu dục, cật) Tính bình vị mặn, hơi có độc. Chủ trị yếu mệt, ho suyễn, phổi yếu, dạ dày chữa hàn lỵ, đàn ông liệt dương.

Nấu các món bồ dục lợn đơn thuần hoặc cùng vị thuốc với mục đích tráng dương thì dùng toàn bộ bầu dục không loại bỏ lõi trắng trong bồ dục.

Dạ dày lợn, óc lợn cũng là vị thuốc - Ảnh 4.

Óc lợn hầm thiên ma bổ não, rất tốt với người nhức đầu chóng mặt, động kinh, chân tay tê dại, hay quên.

Óc lợn: Bổ não, tăng cường trí tuệ. Chủ trị nhức đầu, chóng mặt, chưng cách thuỷ với nấm hương, hành. Đánh nhuyễn với trứng để rán.

Chữa nhức đầu chóng mặt, động kinh, chân tay tê dại, hay quên: 1 bộ óc lợn, 15g thiên ma, nấm hương, gừng hành, chút rượu vang, nước dùng gà. Hấp cách thuỷ.

Chữa thần kinh suy nhược: óc lợn 1 bộ, xuyên khung 15g, chưng cách thuỷ. Ăn óc uống nước.

Lưu ý: khi dùng sản phẩm của lợn nói chung cần kèm theo thức ăn nguồn thực vật như rau, củ có các mầu xanh thẫm và vàng đỏ (nhiều sinh tố A và C, chất xơ) để hạn chế tác hại của mỡ động vật.

 

Theo soha.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang