Đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi môi trường tự nhiên: Tiếng chim hót tạo nên âm thanh của thành phố, đại dương trở nên yên tĩnh lạ lùng

Trong một viễn cảnh khác, cuộc sống chậm lại đã mang đến cho những nhà nghiên cứu cơ hội hiếm có để nghiên cứu Trái đất và môi trường tự nhiên.

Từ trong phòng khách của mình ở London, Paula Koelemeijer có thể nhận thấy rõ ràng thế giới xung quanh mình ngày càng tĩnh lặng hơn.

 

Koelemeijer, một nhà địa chấn học, có một chiếc máy đo địa chấn thu nhỏ đặt ở chân lò sưởi tầng một. Chiếc máy mặc dù nhỏ hơn một hộp khăn giấy, nhưng có thể cảm nhận được toàn bộ những chuyển động, từ tiếng tàu chạy trên đường ray gần nhà cho đến những cơn sóng động đất từ rất xa.

Kể từ khi Vương quốc Anh tuyên bố những biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ hơn và nghiêm khắc hơn, máy đo địa chấn của Koelemeijer đã báo cáo những rung động do hoạt động của con người tạo ra đang giảm mạnh.

Xe lửa và xe buýt không còn hoạt động, người dân không có việc cần thiết thì không ra đường, tiếng ồn ào thường ngày của cuộc sống công cộng đã hoàn toàn biến mất. 

Trước khi dịch Covid-19 lây lan khắp thành phố, Koelemeijer có thể vẽ được đồ thị những rung động của địa chấn và biết được lịch trình của tàu chạy thông qua những chuyển động. 

Còn bây giờ, tàu xe ít di chuyển, những rung động dường như chỉ xuất hiện ngẫu nhiên.

Đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi môi trường tự nhiên: Tiếng chim hót tạo nên âm thanh của thành phố, đại dương trở nên yên tĩnh lạ lùng - Ảnh 2.

Koelemeijer nói rằng: "Thật đúng nghĩa là nó đã phản ánh sự chậm lại của cuộc sống."

Keolemeijer cho biết cô đã tìm hiểu sơ qua về dữ liệu gần đây trước khi Covid-19 lây lan. Nhưng, đại dịch đã vô tình tạo ra một số hiệu ứng có quy mô lớn khác, mặc dù ít được nhìn thấy hơn. 

 

Trong một viễn cảnh khác, cuộc sống chậm lại đã mang đến cho những nhà nghiên cứu cơ hội hiếm có để nghiên cứu thế giới hiện đại trong những điều kiện thực sự kì lạ.

Có ít tiếng ầm ầm trên bề mặt Trái đất

Các nhà địa chấn học trên khắp thế giới đã nhận thấy hiệu ứng tương tự mà Koelemeijer đã phát hiện ở London.

Thomas Lecocq, một nhà địa chấn học tại Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ, Brussels cho biết, các trạm địa chấn thường được đặt ở bên ngoài các khu vực đô thị nhằm tránh xa những rung động có thể che khuất những chấn động tinh tế bên trong Trái đất. 

Thế nhưng, nhà ga Brussels đã được xây dựng cách đây hơn một thế kỉ, trước cả khi có một thành phố thịnh vượng phát triển xung quanh nó. Ngày nay, nó cung cấp một cái nhìn hấp dẫn về dòng chảy của một thành phố nhộn nhịp.

Đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi môi trường tự nhiên: Tiếng chim hót tạo nên âm thanh của thành phố, đại dương trở nên yên tĩnh lạ lùng - Ảnh 4.

Lecocq phát hiện ra rằng khi tuyết rơi, hoạt động địa chấn của con người giảm xuống và vào những ngày đua xe, nó tăng lên đột biến. 

Anh đã kiểm tra dữ liệu địa chấn vào ngày trước khi Bỉ tuyên bố phong tỏa đất nước và sáng hôm sau, sự sụt giảm của các rung động là ngay lập tức.

 

Lecocq đã chia sẻ những dữ liệu mình có lên mạng và các nhà địa chấn học ở Hoa Kỳ, Pháp, New Zealand và các nơi khác đã nhìn thấy những tác động của biện pháp phong tỏa lên các hoạt động địa chấn.

Đối với các nhà địa chấn học nghiên cứu các tín hiệu địa chấn từ tâm Trái đất, điều này giúp họ dễ dàng nhận ra được những rung chuyển. 

Thông thường, chúng ta không thể cảm nhận được một trận động đất với cường độ 5,5 richter từ đầu kia Trái đất, bởi vì thế giới quá ồn. Nhưng khi ít tiếng ồn hơn, các thiết bị địa chấn có thể ghi nhận được ngay lập tức.

Ít ô nhiễm không khí

Khi các thành phố hoặc các quốc gia tuyên bố phong tỏa để chống lại đại dịch, các vệ tinh quan sát Trái đất đã phát hiện ra sự sụt giảm đáng kể nồng độ của một số chất gây ô nhiễm không khí như nitơ dioxide. 

Đây là khí xâm nhập vào khí quyển qua khí thải từ ô tô, xe buýt, các nhà máy điện.

Ô nhiễm không khí có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế thế giới đã báo cáo rằng các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường như đột quỵ, bệnh tim và các bệnh đường hô hấp đã giết chết khoảng 4.2 triệu người mỗi năm.

Theo Marshall Burke, giáo sư khoa học hệ thống Trái đất của Stanford, việc giảm các hạt vật chất trong bầu khí quyển có thể cứu sống 4000 trẻ nhỏ và 73000 người già ở Trung Quốc.

Joseph Majkut, giám đốc chính sách khí hậu tại Trung tâm Niskanen, Washington, D.C cho biết: "Đó là một lợi ích tạm thời có thể nhìn thấy được ngay. Thế nhưng, khi vượt qua đại dịch, chúng ta sẽ quay trở lại hoạt động như thường lệ. 

Lượng khí thải giảm trong năm nay, bao gồm cả carbon dioxide, một chất gây ra sự nóng lên toàn cầu, không phải là một nỗ lực lâu dài để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu."

Âm thanh của thành phố thay đổi

Với rất nhiều người đang ở nhà và các phương tiện giao thông công cộng không hoạt động, tiếng ồn thành phố đã được giảm đi đáng kể. 

Erica Walker, một nhà nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Boston đã luôn mang theo máy đo âm thanh bên mình và cô bị choáng bởi các phép đo. Cô nói: "Thành phố đã yên tĩnh hơn rất nhiều."

Đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi môi trường tự nhiên: Tiếng chim hót tạo nên âm thanh của thành phố, đại dương trở nên yên tĩnh lạ lùng - Ảnh 6.

Trước đại dịch, số đo âm thanh ở Quảng trường Kenmore, một khu vực đông đúc ngay trung tâm thành phố, thường là khoảng 90 decibel trong giờ cao điểm. Hôm qua, số đo ở khu vực này chỉ còn 68 decibel. 

Để dễ hình dung hơn, một chuyến tàu điện ngầm sẽ có mức âm thanh khoảng 95 decibel, mức độ này về lâu dài có thể dẫn đến suy giảm thính giác. Âm thanh của một cuộc trò chuyện bình thường là 60-70 decibel.

 
 

Tại một số điểm khác trong khu vực Công viên Fenway, nơi Walker đã nghiên cứu ô nhiễm tiếng ồn trong vài năm qua, kết quả dữ liệu mới nhất của cô cho thấy mức độ âm thanh giảm gần 30 decibel. 

Cô nói: "Thật không thể tin được, đó là một sự khác biệt rất lớn."

Người dân thành phố giờ đây có thể nghe thấy tiếng âm thanh của một chiếc máy bay không người lái một cách rõ rệt. 

Rebecca Franks, một người Mỹ sống tại Vũ Hán đã thực hiện quan sát này trong 48 ngày cách ly: "Tôi nghĩ rằng có những con chim thực sự ở Vũ Hán, bởi bạn hiếm khi nhìn thấy chúng và không bao giờ nghe thấy tiếng hót. 

Bây giờ tôi mới biết tiếng hót của chúng hòa lẫn với âm thanh ồn ào của đô thị và con người."

Sylvia Poggioli, phóng viên của NPR tại Ý nói rằng: "Bạn thực sự có thể nghe thấy tiếng rít của bản lề cửa rỉ sét hay tiếng chim hót líu lo, một dấu hiệu báo hiệu mùa xuân, ngay giữa đường phố Rome vắng vẻ."

Một cuộc tìm kiếm nhanh trên Twitter cho thấy những con chim dường như đang trở nên ồn ào hơn. 

Nhiều người đã thực sự thắc mắc rằng những con chim hót líu lo nhiều hơn thường ngày hay họ đang bị mất trí. Rõ ràng thời tiết đang ấm dần lên, mùa xuân đang đến ở Bắc bán cầu, nên có rất nhiều loài chim đang di cư đến đây. 

Nhưng việc giảm ô nhiễm tiếng ồn, thậm chí im lặng hoàn toàn, có thể giúp chúng ta nhận thấy dễ dàng sự có mặt và tiếng líu lo của các loài chim.

Đại dịch Covid-19 đang làm thay đổi môi trường tự nhiên: Tiếng chim hót tạo nên âm thanh của thành phố, đại dương trở nên yên tĩnh lạ lùng - Ảnh 8.

Ô nhiễm tiếng ồn góp phần gây ra các bệnh liên quan đến căng thẳng, tăng huyết áp, gián đoạn giấc ngủ. 

Chính vì vậy, không gian yên tĩnh hơn có vẻ như là một điều tốt. Nhưng, theo Walker, bất kì lợi ích tiềm năng nào cũng khó dự đoán được nếu không có nhiều nghiên cứu.

 

Trong ứng dụng "Tiếng ồn và thành phố", người dân Boston có thể ghi lại âm thanh khu phố và cảm nhận của riêng họ. 

Đối với một số người, âm thanh im lặng hiện tại đang nhắc nhở họ về sự yên bình thời ấu thơ đã trôi qua hàng thập kỉ trước, khi thành phố còn chưa hiện đại sầm uất như bây giờ. 

Đối với một số người khác, đây giống như một sự bình yên trước cơn bão.

Đại dương trở nên yên tĩnh hơn

Michelle Fournet, một nhà sinh học biển ở Cornell, đã hi vọng có thể đặt micro dưới biển ở Alaska và Florida. 

Cô đang nghiên cứu cá voi lưng gù và các sinh vật biển khác, và điều tra xem nước đã thay đổi như thế nào khi không có tiếng ồn từ các tàu du lịch hoặc đánh bắt xa bờ.

Michelle nói: "Chỉ cần những chiếc tàu du lịch đó không hoạt động, tiếng ồn đại dương gần như giảm ngay lập tức. 

Bạn đang trải qua một thời gian chưa từng thấy khi tiếng ồn không còn ầm ĩ dưới đại dương trong nhiều thập kỉ qua."

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiếng ồn từ tàu thủy có thể làm tăng mức độ hormone căng thẳng cho các sinh vật biển và điều đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng.

Khoảnh khắc đại dương im lặng bất ngờ do Covid-19 mang lại đã khiến Michelle nhớ lại những ngày sau Sự kiện 11/9, khi giao thông đường thủy vùng biển Bắc Mỹ bị đình trệ. 

Các nhà nghiên cứu làm việc tại Vịnh Fundy đã thực hiện ghi âm và lấy mẫu trước khi cuộc tấn công khủng bố diễn ra. 

Họ phát hiện ra rằng chỉ trong vài ngày, khi đại dương không còn ồn ào như trước, những con cá voi trong vịnh đã giảm mức độ căng thẳng.

Michelle đang nghĩ đến những con cá voi lưng gù Bắc Thái Bình Dương đang bắt đầu di chuyển về phía Bắc trong tháng này và sẽ sớm bơi cùng những con cá voi sơ sinh vào vùng biển Alaska, nơi có nhiều tàu du lịch ngắm nhìn động vật biển hoang dã. 

Đây sẽ là con đường yên tĩnh nhất mà cá voi lưng gù đã đi trong nhiều thập kỉ qua.

Link gốc: http://ictvietnam.vn/dai-dich-covid-19-dang-lam-thay-doi-moi-truong-tu-nhien-tieng-chim-hot-tao-nen-am-thanh-cua-thanh-pho-dai-duong-tro-nen-yen-tinh-la-lung-222020104203642300.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang