Lập gia đình nhiều năm nay nhưng năm nào Tết đến chị Lê Thị Hoa, 43 tuổi ở Hà Nội cũng về nhà chồng ăn Tết. Nhà chồng chị quê ở Bắc Ninh và có 3 người con. Chồng chị là con trai trưởng. Dưới chồng chị là em trai và em gái. Hiện, em trai, em gái chồng cũng đều đã lập gia đình riêng và sống cách đó 3 km.
-
Mẹ đơn thân 9X chia sẻ cách kiếm tiền ngày Tết: Chăm con vẫn kiếm đủ tiền sắm Tết tưng bừng còn mua vàng tích trữ khiến hội chị em ngẩn người thán phục
Ngày thường, quê chồng chỉ có bố mẹ chồng ở. Vì thế Tết đến vợ chồng chị thường đóng quân ở quê từ ngày 28 Tết đến hết mùng 7 Tết mới lên Hà Nội đi làm.
Cũng may quê ngoại chị chỉ cách 2km nên Tết đến cứ mùng 2 là chị lại đi về nhà ngoại và chạy đi chạy lại suốt Tết giữa 2 nhà.
Là dâu trưởng trong nhà nên Tết đến chị Hoa thường phải lên danh sách mua sắm Tết. Mua bán xong, vợ chồng chị thường chất hết lên ô tô để chở về nhà.
Vì đã mua sắm đầy đủ nên Tết đến về quê chồng, chị rất ít khi phải vất vả mua sắm thêm. Bố mẹ chồng chị và hàng xóm còn luôn miệng khen chị chu đáo, biết chi tiêu tính toán đâu vào đấy để có một cái Tết đầm ấm, vui vẻ và tiết kiệm nhất.
Theo người con dâu trưởng quê Bắc Ninh này chia sẻ, thực ra kinh nghiệm sắm đồ về quê Tết của chị rất nhiều hạng mục vì nhiều thứ phải chi tiêu. Để không quên, chị thường liệt kê trước một danh sách các khoản từ to đến nhỏ nhất.
Thông thường, trong danh sách list các danh mục cần mua sắm về quê Tết, không thể thiếu được các khoản chi tiêu sau:
- Tiền biếu Tết bố mẹ chồng: 5 triệu đồng
Năm nào, dù sắm Tết cho bố mẹ chồng rất chu đáo nhưng chị vẫn dành 1 khoản biếu Tết bố mẹ chồng. Chị vẫn thường biếu mỗi ông bà 2,5 triệu. Tổng tiền chị biếu Tết là 5 triệu đồng.
- Tiền mua bánh kẹo Tết nhà ăn + biếu cô dì chú bác: 2 triệu đồng
Trước Tết, chị thường đi siêu thị mua sắm bánh kẹo cho cả nhà chồng và khoảng 5 hộp bánh ngon biếu cô dì chú bác nội ngoại hai bên mỗi nhà 1 hộp. Các loại bánh kẹo, hạt bí chị mua tuy không phải loại xịn nhưng cũng là bánh ngon ăn được.
- Tiền mua lá dong, lạt, gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh gói bánh chưng: 1 triệu đồng
Tết năm nào chị cũng mua lá dong, lạt, gạo nếp ở Hà Nội rồi chở về quê. Dù mua ở quê rẻ hơn nhưng lá dong mua ở quê bé, không to nên khó gói. Còn gạo nếp chị cũng đặt loại gạo thơm dẻo để bánh chưng thơm ngon nhất.
Về quê chị mua thêm đỗ xanh và thịt lợn. Ở quê thịt lợn và đỗ xanh ngon. Tựu chung lại, nồi bánh chưng chị đầu tư tầm 1 triệu tiền mặt là ổn.
- Tiền mua 3 lít nước mắm ngon: 500 ngàn đồng
Ở quê chồng thường dùng nước mắm không ngon. Nên Tết đến chị Hoa cũng nhớ mua nước mắm ngon để về ăn Tết cho tăng vị đậm đà của các món ăn ngày Tết.
- Tiền mua rượu bia, chè ngon: 1 triệu đồng
Thông thường về quê Tết chị hay mua vài chai rượu ngon, 1 thùng bia, 1 thùng nước ngọt. Bên cạnh đó là túi chè ngon để đãi khách.
- Tiền mua hoa: 3,5 triệu đồng
Mỗi năm về quê Tết chị thường mua chục hoa dơn, hoa ly chơi Tết. Nhưng ngoài ra chị cũng mua thêm 1 chậu hoa lan hồ điệp vừa. Chi phí cho tiền hoa mất khoảng 3,5 triệu đồng.
- Tiền mua quả: 1 triệu đồng
Dù ở xa nhưng mỗi lần về quê Tết, chị mua rất nhiều hoa quả. Bởi bản thân chị thích ăn nhiều quả. Hơn nữa ở quê ít có quả ngon như trên Hà Nội. Chị vừa mua về thắp hương ngày Tết vừa ăn.
- Tiền mừng tuổi: 2 triệu đồng
Khoản này phụ thuộc vào thưởng Tết ít nhiều của vợ chồng chị. Nếu năm nào có ít tiền, chị chỉ dành khoảng 2 triệu đồng để mừng tuổi các cháu. Bởi họ hàng nhà chị rất đông.
"Ngoài những danh sách liệt kê trên, khi về Tết nhà chồng, mình còn mang rất nhiều quần áo của vợ chồng con cái. Rồi thức ăn riêng cho con. Thậm chí giấy vệ sinh cho con mình cũng mang từ Hà Nội đi vì giấy vệ sinh ở quê cứng", chị Hoa nói.
Tóm lại, năm nào về Tết, nhà chị Hoa cũng chất đồ đạc chất đầy một ô tô 7 chỗ. Và năm nào cũng phải sắm sửa chuẩn bị từng ấy thứ thì mới đủ phục vụ nhà chồng.
"Nhiều người hàng xóm thấy vợ chồng lịch kịch chuẩn bị mang đồ về quê chồng ăn Tết còn tưởng vợ chồng mình khuân đồ chuyển nhà cơ", chị Hoa cười bảo.
link gốc:
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.