Đây là câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi: "Thời điểm nào phù hợp để cha mẹ đồng ý cho con đọc truyện ngôn tình?"

Ngôn tình có sức hấp dẫn kỳ lạ, đọc vào đôi khi không rời được ra. Có lẽ, sự tò mò về tình yêu và theo đuổi những câu chuyện éo le, cũng là bản tính của loài người. Tuy nhiên, cha mẹ sẽ cho con đọc ngôn tình từ khi nào?

Phải nói rằng đa số học sinh từ cấp 2 trở lên đều bắt đầu thích đọc truyện ngôn tình. Thú thật, hồi mình học lớp 7 cũng đã bắt đầu đọc rất nhiều "tiểu thuyết chữ to".

Hồi ấy bố mẹ thuê truyện về đọc thì mình cũng đọc thôi. Đọc tất cả mọi thứ từ tình yêu sướt mướt đến truyện kinh điển có giá trị.

Hiện giờ thỉnh thoảng mình cũng vẫn đọc ngôn tình. Nó có sức hấp dẫn lạ lắm, đọc vào đôi khi không rời được ra. Có lẽ, sự tò mò về tình yêu và theo đuổi những câu chuyện khúc khỉu éo le, cũng là bản tính của loài người.

Đây là câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi:
 

Từ trải nghiệm của bản thân mình, mình thấy đọc ngôn tình ở tuổi cấp 2 cũng là điều bình thường. Suy cho cùng, tình yêu là cái nên được học, mà tiểu thuyết dạy cho chúng ta rất nhiều về TÌNH YÊU.

Tuy vậy, hiện nay, ngôn tình có nhiều loại.

1. Trước hết nói về các loại truyện trên mạng

- Truyện sex: Tò mò và học về sex cũng là điều bình thường. Tuy vậy, truyện trên mạng đa số là truyện loạn luân hoặc đều là những quan hệ không lành mạnh, ngoài luồng, thậm chí "bệnh hoạn". Cái này, cấm được thì tốt.

- Ngôn tình: Hiện nay có rất nhiều app truyện ngôn tình. Ngôn tình trên mạng được viết theo kiểu như sau:

+ Dài lê thê và không phải mua tài khoản nhưng cứ sau phần miễn phí là sẽ đến phần phải trả tiền. Trả tiền thì chia ra nhiều mức nhưng nói chung đọc hết 1 quyển cũng phải hết cả trăm nghìn (bằng mua cuốn sách giấy).

+ Truyện lúc nào cũng có 1 anh rất giàu và quyền lực (tổng tài, tỷ phú…), có tiền muốn làm gì thì làm, đẹp trai, có sức hấp dẫn (cái này người ta đánh vào tâm lý phụ nữ, vì phụ nữ chắc chắn đọc ngôn tình nhiều hơn đàn ông). Bên cạnh 1 anh giàu có là 1 cô gái rất xinh có hoàn cảnh éo le, không tham tiền hám lợi, vì một lí do đặc biệt nào đó tự nhiên phải đến tay anh kia.

+ Rất khác với tiểu thuyết tình yêu sách giấy và phim Hàn Quốc (thường bắt đầu bằng tình yêu), ngôn tình trên mạng thường gặp nhau theo kiểu bất đắc dĩ, và người phụ nữ "lần đầu" đa số là bị hiếp hoặc gần như là thế (mà không báo công an). Sau đó thì dần dần cảm hóa nhau rồi mới đến yêu. Ngôn tình trên mạng cũng có nhiều đoạn kể chuyện "sex", tuy nhiên nó không lộ liễu mà khá tế nhị.

Đây là câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi:

Ngôn tình trên sách giấy đa số là những câu chuyện tình yêu đẹp. Có thể đau khổ, sướt mướt, phi hiện thực… nhưng cơ bản vẫn là yêu đích thực.

+ Các nhân vật nữ trong dạng truyện này cơ bản là lúc đầu rất khổ, nhưng sau đó sẽ dẫn đến đoạn là không phải làm gì. Nếu đứng từ góc độ "nữ quyền" thì ngôn tình cơ bản là kỳ thị nữ giới, dễ làm người ta có cách nhìn lệch lạc và uy quyền luôn thuộc về đàn ông.

Nhìn chung, ngôn tình trên mạng không hại như thuốc phiện, giải trí tí cũng vui, nhưng cơ bản là vẫn nên tìm nguồn khác, bởi vì nếu đọc trên các app thì rất tốn tiền, còn đọc trên các web lậu (đa số là chụp ảnh lại màn hình của app) thì rất hại mắt.

Đọc ngôn tình cũng là nhu cầu phổ biến, mình hi vọng là những người làm nội dung có trách nhiệm hơn đối với cộng đồng.

2. Ngôn tình sách giấy, có thể đọc gì?

Trước hết chúng ta cùng thừa nhận, nếu trẻ cấp 2 thích đọc truyện ngôn tình thì cũng là điều tự nhiên bình thường, không có gì đáng ngại. Chỉ có điều, để an toàn hơn, có ích hơn, chúng ta dần hướng các con đến sách giấy và ngôn tình lành mạnh. Sách giấy, có Nhà xuất bản ít nhiều trách nhiệm, thì ngôn tình đa số là những câu chuyện tình yêu đẹp. Có thể đau khổ, sướt mướt, phi hiện thực… nhưng cơ bản vẫn là yêu đích thực.

- Các loại nhẹ nhàng thì là dòng truyện của Nguyễn Nhật Ánh.

- Các truyện nặng hơn thì của Cố Mạn, Tào Đình, Minh Hiểu Khê, Quỳnh Dao, Sidney Sheldon….

- Các truyện kinh điển (thời 7, 8x như mình): Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Đồi gió hú, Quo vadis, Bức thư của người đàn bà không quen, Tình sử Anghelic…

Hồi học lớp 10, mình đã đọc "Trăm năm cô đơn" (G. Macket) với 1 tâm thế là "Không có cái gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi" (Mark viết như thế). Đó là một tiểu thuyết rất nhiều tầng nghĩa và cũng nhiều đoạn tả "cảnh nhạy cảm". Tuy nhiên, tiểu thuyết khác hoàn toàn với sách dạy giới tính hay môn sinh học. Tiểu thuyết cho ta cảm xúc và dạy cách nhận diện cảm xúc. Thế nên đến lớp 12 mình mới thực sự biết là người ta đẻ ở đâu nhân 1 lần có người nhà đi đẻ.

Đây là câu trả lời thuyết phục nhất cho câu hỏi:
 

"Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi" – nhưng thời đại của những năm 2020 quá nhiều thông tin và lựa chọn nên việc định hướng và đồng hành sẽ vất vả hơn những năm 7x rất nhiều!

Lúc nào có thể được đọc là tùy thuộc vào nhu cầu từng bạn, nhưng bố mẹ hãy đừng kỳ thị điều này, hãy xem như 1 việc tự nhiên và có chút "hiểu biết" để định hướng cho con!

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Vài nét về tác giả:

Tiến sĩ văn học Diêu Thị Lan Phương, sinh năm 1979 tại Nghệ an. Hiện nay cô là Giảng viên Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội; Chủ nhiệm của CLB Ngôn Ngữ và EQ.

 

TS Diêu Thị Lan Phương thường xuyên cập nhật những gì hữu ích nhất cho các bố mẹ khi lựa chọn sách cho con, cách giáo dục và dạy con về ngữ pháp, văn học, cảm xúc... từ bậc mầm non đến phổ thông.

Cô cùng ekip đã hỗ trợ chương trình cho hàng trăm CLB đọc ở Hà Nội; giúp tổ chức nhiều CLB đọc sách hoạt động hiệu quả. Trang Facebook cá nhân của cô hiện được xem là 1 trong 10 trang facebook giáo dục nổi tiếng nhất hiện nay.

Cô quan niệm Nhân văn – Thân thiện – Hiện đại là các phạm trù cốt lõi cần theo đuổi của giáo dục hiện đại.

Link bài gốc: 

Theo Helino

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang