Mất tập trung, hay "quay ngang, quay dọc" trong lúc học bài là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ em. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của trẻ, khiến cha mẹ lo lắng.
Theo nhận định của các chuyên gia, sự tập trung chú ý là một yếu tố hết sức cần thiết. Nó vừa giúp trẻ có khả năng tập trung, loại trừ những ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh, vừa giúp mối quan hệ với mọi người trở nên tốt đẹp hơn.
Khả năng chú ý là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sức học của trẻ. Thiếu tập trung không chỉ làm cho trẻ mất đi những cơ hội tiếp thu kiến thức, mà còn khiến trẻ sẽ cảm thấy thua kém bạn bè. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý, học lực.
Một số biểu hiện của trẻ kém tập trung
1. Dễ bị phân tâm: Dù trẻ đang làm bất cứ công việc gì như làm bài tập, làm việc nhà,… đều dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài.
2. Không nghe lời: Biểu hiện rõ nhận thấy nhất ở trẻ là hiểu động, không chịu giữ yên lặng, thích chạy nhảy, phá phách. Và một dấu hiệu lớn nữa là không nghe lời. Trẻ thường không làm theo chỉ dẫn của cha mẹ hoặc giáo viên. Khả năng kiểm soát kém, không theo đúng quy định, nguyên tắc. Những đứa trẻ này thường làm việc theo kiểu tùy tiện, theo bản năng và dễ dàng buông xuôi khi gặp việc khó.
3. Thường xuyên có những cử động nhỏ: Những đứa trẻ này thường vô tình thực hiện cử động nhỏ trong giờ học, lúc làm bài tập. Chẳng hạn như: Bẻ khớp tay, chớp mắt thường xuyên, rung chân,… Trẻ có thể bị giáo viên cảnh báo vì không nhìn thẳng lên bảng, hay xoay ngang xoay dọc, kém tập trung.
4. Trẻ thiếu kiên nhẫn: Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường không có tính kiên nhẫn trong mọi việc. Trẻ có xu hướng làm nhiều việc cùng một lúc, thiếu trình tự sắp xếp.
5. Tư thế ngồi học không đúng: Một số trẻ thiếu chú ý sẽ có biểu hiện ngồi học không đúng tư thế, đặc biệt là khi phải ngồi học quá lâu.
Hàng loạt mẹo nhỏ giúp cải thiện tình trạng
Liên quan đến việc đào tạo sự tập trung cho trẻ, các bậc cha mẹ nên chia thành 3 cấp độ trong việc uốn nắn trẻ để mang lại hiệu quả cao:
1. Cấp độ 1 – Rèn luyện khả năng cơ bản về thể chất
- Rèn luyện xúc giác: Tham gia các hoạt động ngoài trời, chơi với nước, chơi với cát,…
- Thực hiện các động tác đơn giản: Lăn, nặn, chạy, nhảy, quay,…
- Rèn luyện thể chất: Ngồi xổm, kéo co, chống đẩy, leo cầu thang,…
2. Cấp độ 2 – Sử dụng cơ chế chính xác để rèn luyện
- Huấn luyện duy trì tư thế: Tập tạ, đứng tấn,…
- Huấn luyện vận động cơ giới: Đi bộ, nhảy dây, đá cầu,…
3. Cấp độ 3 – Đào tạo nhận thức nghe nhìn
- Rèn luyện nhận thức thị giác: Hoạt động vẽ tranh, sử dụng nhạc cụ, khám phá mê cung,…
- Rèn luyện nhận thức tri giác: Lắng nghe hướng âm thanh, nghe chép chính tả,…
Dưới đây là một số điều cụ thể mà cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện để nâng cao khả năng tập trung, không bị phân tâm bởi những điều xung quanh:
- Hướng dẫn trẻ dẹp phòng, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, tránh gây lộn xộn.
- Khi trẻ đang trò chuyện, cha mẹ không nên tùy tiện ngắt lời trẻ. Hãy để trẻ được nói hết.
- Cho phép trẻ được độc thoại hoặc thậm chí là ngồi thẩn thơ một mình. Bởi đó là những lúc trẻ đang tập trung suy nghĩ.
- Cho trẻ một căn phòng riêng để trẻ thỏa sức làm những điều mình thích.
- Cha mẹ chỉ cho trẻ chơi một món đồ trong thời gian nhất định. Bởi nếu trẻ chơi quá nhiều đồ chơi sẽ cản trở sự tập trung. Đặc biệt, khi trẻ đang chơi, dù xung quanh có bừa bộn đến đâu cha mẹ cũng không nên yêu cầu trẻ dọn dẹp tức khắc. Hãy nhắc trẻ làm điều đó sau khi đã chơi xong.
- Hạn chế thời gian trẻ xem ti vi, sử dụng điện thoại di động. Đồng thời, đây còn là cách giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là với đôi mắt.
- Không có gì có thể thu hút sự chú ý của trẻ hiệu quả bằng việc để trẻ được làm điều yêu thích. Chỉ cần trẻ thích, nhất định trẻ sẽ tập trung vào công việc đó một cách chủ động và có ý thức.
Tất cả những hoạt động trên vừa giúp trẻ tăng khả năng chú ý, vừa giúp trẻ thêm vốn từ cần thiết và đặc biệt là gieo vào lòng trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu con người và tôn trọng môi trường xung quanh.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.