Tiểu Mai (Trung Quốc) đang là học sinh cuối cấp tại một trường trung học. Em tự tin khẳng định với các bạn rằng mình sẽ đỗ vào trường đại học top đầu – nơi tập trung các học sinh tinh tú. Tiểu Mai có khả năng thực hiện điều đó bởi suốt 4 năm cấp 2, em đều đạt kết quả học tập nổi bật, điểm số luôn nằm trong top 5 của lớp.
Cha của Tiểu Mai là bác sĩ phẫu thuật, còn mẹ là giáo viên trung học. Từ nhỏ, em đã được học đàn piano, nhảy hiện đại,…. Về việc học tập, Tiểu Mai luôn được cha mẹ hướng dẫn tận tình, em luôn hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn. Cha mẹ em có phương pháp giáo dục đúng đắn dành cho Tiểu Mai như: Nâng cao tinh thần tự giác, luôn tự lập trong mọi việc, chú trọng học Tiếng Anh, phát triển năng khiếu,…
Nhờ sự giáo dưỡng của cha mẹ đã giúp Tiểu Mai phát triển tối đa khả năng học thuật của mình. Em còn dự định sau khi tốt nghiệp đại học sẽ tiếp tục học lên cao lấy bằng Tiến sĩ. Tiểu Mai hiểu rằng, chỉ bằng con đường học tập mới giúp bản thân thay đổi theo hướng tích cực. Em cũng thầm cảm ơn cha mẹ đã tạo điều kiện và môi trường học tập tốt nhất cho mình.
Thực tế vai trò giáo dục của gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong với tương lai của một đứa trẻ. Những chuyên gia nuôi dạy con cho rằng, trẻ sinh ra và lớn lên trong 4 kiểu gia đình này thường có tương lai rạng ngời.
1. Gia đình công chức
Cán bộ, công chức, viên chức đều là những người có trình độ học vấn cao, công việc mang ổn định và không có nhiều biến động. Vì vậy, nhiều cha mẹ thường mong các con, nhất là con gái trở thành một viên chức làm việc trong môi trường văn phòng.
Gia đình công chức thường có hệ tư tưởng kiểu mẫu như: Đề cao học tập, duy trì lối sống nề nếp, học cách đối nhân xử thế theo chuẩn mực. Họ luôn căn dặn con phải cố gắng học hành nghiêm túc vì đây là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công và trở thành người có ích cho xã hội. Chính nhờ sự nghiêm khắc nên những đứa trẻ sinh ra trong gia đình này thường ngoan ngoãn, lễ phép, có sự nghiệp rạng ngời.
1. Gia đình giáo viên
Giống như gia đình công chức, gia đình giáo viên cũng có trình độ học vấn cao, có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất. Do đặc thù công việc, những cha mẹ làm nghề giáo viên dễ dàng nắm được tâm tư, tình cảm của con. Họ là những người tâm lý, luôn hỗ trợ con trong học tập và cuộc sống.
Đa số những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong gia đình giáo viên đều rất ngoan ngoãn, biết đối nhân xử thế và nỗ lực trong học tập. Cha mẹ giáo viên cũng rất sợ điều tiếng "không biết dạy con" nên luôn nỗ lực giáo dục con theo phương pháp tốt nhất.
2. Gia đình có điều kiện khá giả
Tiền không phải là thuốc chữa bách bệnh nhưng tiền giúp đem đến những lợi ích lớn lao. Nhưng gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thường "mạnh tay" đầu tư việc học của con. Họ sẵn sàng chi tiền để con được học ở những trường chất lượng cao, mua sắm thiết bị hiện đại phục vụ học tập hay đăng ký những lớp học năng khiếu cho con.
Hầu hết những người giàu đều hiểu được tầm quan trọng của tri thức và đặc biệt quan tâm đến trình độ học vấn của thế hệ trẻ. Mặc dù dư dả vật chất nhưng họ không cho con hưởng vinh hoa phú quý. Họ thường dạy con biết quý trọng sức lao động và duy trì thái độ khiêm tốn, sự giản dị. Họ muốn con tận dụng lợi thế để phát triển bản thân chứ không dựa vào đó để trở nên hư hỏng.
3. Gia đình hoà thuận
Có nhiều cha mẹ không được học nhiều, cũng không có điều kiện cho con đi học ở những trường tốt nhất nhưng họ vẫn đào tạo nên thiên tài cho xã hội. Những gia đình này luôn hoà thuận, yêu thương lẫn nhau, giúp con cái yên tâm học tập.
Ngoài ra, cha mẹ cư xử nhẹ nhàng, giữ hoà khí gia đình thường là người lạc quan, luôn suy nghĩ tích cực và sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Họ cố gắng trở thành tấm gương sáng để con cái noi theo học tập.
Đây là 4 kiểu gia đình tạo cho con có môi trường học tập tốt. Nếu cha mẹ thấy con không cải thiện điểm số thì đừng vội chê trách mà hãy nhìn lại ngay bản thân mình, xem mình đã đóng góp tích cực cho việc học của con chưa. Nâng cao trình độ học thức và thu nhập là điều khó khăn nhưng trước khi làm điều ấy, cha mẹ hoàn toàn có thể mang đến cho con bầu không khí hoà thuận, êm vui. Hãy đặt "giáo dục tại gia" lên hàng đầu bằng những việc sau đây.
- Đầu tiên, cha mẹ nên lắng nghe con nhiều hơn. Trẻ dù ở giai đoạn phát triển nào cũng muốn được trò chuyện, chia sẻ với cha mẹ. Vì vậy, hãy kiên nhẫn lắng nghe để hiểu được tâm tư và nguyện vọng của con. Điều này cũng giúp cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
- Điều thứ hai, cha mẹ nên đọc nhiều sách hơn. Để giúp con say mê học tập, cha mẹ cần làm gương cho con bằng cách đọc sách để tiếp thu kiến thức. Khi con học bài, cha mẹ có thể ngồi bên cạnh và đọc 1 cuốn sách. Điều này không chỉ vun đắp tình cảm mà còn khiến con ngưỡng mộ cha mẹ.
- Điều thứ ba, hãy rèn tính tự lập cho con từ nhỏ. Cha mẹ cần hướng dẫn con tự suy nghĩ, tự làm bài tập về nhà, tránh ỷ lại. Nhưng cũng cần nắm rõ mức độ hành động này, tự lập không có nghĩa là cha mẹ không đồng hành cùng con trong các hoạt động.
- Cuối cùng, cần duy trì mối quan hệ vợ chồng hoà thuận. Nếu cha mẹ thường xuyên xảy ra mẫu thuẫn, cãi vã lớn tiếng thì con sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Lúc này, con không còn tâm trí chú tâm vào việc học, luôn trong trạng thái căng thẳng. Vì vậy, để con học tập phát triển, cha mẹ cần hoà thuận, yêu thương lẫn nhau.
Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/de-y-ma-xem-nhung-dua-tre-thi-do-vao-dai-hoc-top-dau-deu-xuat-than-tu-4-kieu-gia-dinh-nay-cang-ngam-cang-thay-dung-162223103093007942.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.