Đến học sinh cấp 3 vẫn bị thầy cô sử dụng hình phạt bằng cách không ai nghĩ tới

(lamchame.vn) - Học sinh bị nhồi nhét kiến thức, nếu không thuộc, làm bài đầy đủ sẽ bị thầy cô bắt chép phạt, xuất hiện trong sổ đầu bài, điểm thấp, viết kiểm điểm, mời phụ huynh… là cách bạo hành đối với học sinh cấp 2, 3

Khi nói đến nạn bạo hành của thầy cô đối với học sinh, nhiều người nghĩ ngay đến lứa tuổi mầm non, tiểu học, cùng lắm cấp 2. Ít ai mường tượng ra chuyện học sinh cấp 3 sẽ bị bạo hành ra sao, mức nào, hậu quả lâu dài không vì tuổi này các em đã có chính kiến, tư duy phản biện, không làm nếu nhận thấy sai trái.

Tuy nhiên, bạo hành ở lứa tuổi vị thành niên vẫn xảy ra, chẳng qua núp bóng dưới những cái tên, cách thức khác nhau.

Hình phạt kiểu im lặng 3 tháng

Chắc các bậc phụ huynh vẫn chưa quên vụ cô giáo Trần Thị Minh Châu ở Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP HCM) không giảng bài hay trao đổi gì với học sinh trong suốt 3 tháng lên lớp.

Sự việc chỉ bị đưa ra ánh sáng khi học sinh Phạm Song Toàn (học sinh lớp 11A1) phản ánh trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo ngành giáo dục TP HCM. Cuối cùng, em Toàn đã phải chuyển trường vì áp lực từ phụ huynh, nhà trường…  Đây được cho là một trong những vụ bạo hành tiêu biểu đối với học sinh cấp trung học phổ thông diễn ra gần đây.

Phạt học sinh bằng lời nói

Trong khi cô giáo Minh Châu nói trên im lặng không giảng bài khiến cả lớp tổn thương tinh thần, thì một người thầy khác được phản ánh là dùng lời nói để bạo hành học sinh. Một cựu học sinh Trường THPT Hàn Thuyên, quận Phú Nhuận, TP HCM từng tâm sự khóa 2012-2015 em học, một giáo viên vừa dạy văn, vừa chủ nhiệm là thầy T.H.K mỗi khi lên lớp không hề dạy học trò mà chỉ kể chuyện ngoài lề, chuyện đời mông lung. Đáng chú ý, cách xưng hô thô thiển, lời lẽ tục tiễu của giáo viên này như “mày-tao”, “con quỷ”, “ngựa bà”, nói chuyện nhạy cảm giới tính, kiếm cớ đuổi học sinh ra khỏi lớp… đã khiến nhiều học sinh không thể chịu đựng nổi.

Tuy nhiên, do học sinh cấp 3 đã có ý thức về việc đúng – sai nên các em đã ý kiến lên ban giám hiệu yêu cầu đổi giáo viên và yêu cầu này được chấp thuận.

Giấu bài để ép học thêm

Nhiều học sinh cho biết việc giáo viên lên trường kể huyên thuyên nhiều chuyện lạc đề không liên quan đến môn học chỉ để ép các em học thêm. V. H (24 tuổi), cựu học sinh một trường THPT tại Tam Kỳ, Quảng Nam cho biết năm bạn học lớp 11, cô giáo dạy môn vât lý cứ vào tiết là kể chuyện hài, chuyện tục. “Cả lớp chuyên văn nên đa phần học khối C, D, riêng vài bạn học khối A thì lại bị thiếu kiến thức trầm trọng vì vào lớp cô kể chuyện rất vui nhưng khi trống đánh hết giờ thì không có gì trong đầu. Cô giáo có tổ chức dạy thêm tại nhà vào buổi chiều tối, ai muốn đạt điểm khá trở lên thì phải học thêm ở cô nên lớp lúc nào cũng đông nườm nượp. Nếu không học thêm, các bạn chỉ đạt khoảng 4-5 điểm. Đó cũng là dấu hiệu bạo hành với tụi mình”, V.N kể lại.

Áp lực điểm số, thi cử

Học sinh cấp 3 cho biết nhiều thầy cô sợ học sinh không chịu học môn mình, dẫn đến điểm trung bình cả lớp không cao nên soạn sẵn bài, lên lớp chỉ việc đọc chép, về nhà các em học thuộc lòng là có điểm. Cách ôn tập thi tốt nghiệp, đại học ở những môn này cũng tương tự vì nếu các em không học theo sẽ ảnh hưởng tỉ lệ đậu của toàn trường. Thực tế, cách dạy đọc chép, nhồi nhét này cũng là cách bạo hành, làm thui chột khả năng sáng tạo của học sinh, đè nặng áp lực lên vai các em.

Bắt học khối kiến thức quá tải

Mỗi học sinh phải học hơn 10 môn học, mỗi buổi phải học từ 4-5 môn, về nhà phải nhồi nhét thêm kiến thức của các môn này cộng với soạn bài trước 4-5 môn ngày mai. Như vậy, mỗi ngày học sinh học hơn chục môn, chưa kể học thêm, bài nâng cao, bổ sung… khiến các em không có thời gian cho bản thân, gia đình, sinh hoạt thể thao, hoạt động lành mạnh khác.

Ở các cấp 2-3, học sinh không thuộc, làm bài đầy đủ sẽ bị thầy cô bắt chép phạt, xuất hiện trong sổ đầu bài, điểm thấp, viết kiểm điểm, cho ra hội đồng kỷ luật, mời phụ huynh… khiến các em luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ nếu lực học không bằng các bạn.

Hình phạt  hòng học tối, WC bẩn

Nhiều học sinh ở các trường cấp 2-3 tỉnh lẻ, miền núi đang chịu phải sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, phòng học không đủ đèn, không có quạt khi trời nóng, bàn ghế hư hỏng… Chưa kể, nỗi ám ảnh với nhiều học sinh là nhà vệ sinh của trường, khiến các em nhịn, không dám đi ngoài vì quá bẩn.  

Cuối cùng, đó cũng là những cách thức bạo hành khác mà thầy cô, trường học dành cho cho sinh cấp 2-3.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang