Chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó mọi người có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh khi một việc gì đó xảy ra không như ý muốn. Nhưng nếu lỡ như tất cả không phải chỉ do hoàn cảnh? Điều gì sẽ xảy ra nếu sự thật rằng kẻ thù vĩ đại nhất, thách thức lớn nhất, trở ngại khó nhằn nhất của chúng ta lại là chính bản thân mình.
Chúng ta thường đổ lỗi cho thế giới về vấn đề của chính mình bởi vì ở đâu đó vẫn có một mức độ được cho phép. Một ví dụ chính là sẽ có người nói: "Tôi không thể kiếm được việc làm bởi vì chúng ta đang ở trong một trận đại dịch".
Điều này không hoàn toàn sai nhưng cũng chẳng thể nói nó hoàn toàn đúng. Sự thật đúng là bạn đang không thể tìm được việc làm và có một trận đại dịch đang diễn ra, mà trận đại dịch này là một phần nguyên nhân khiến cho việc tìm kiếm việc làm trở nên khó khăn hơn. Thế nhưng, có phải vẫn có những người tìm được công việc mới mà họ yêu thích giữa đại dịch này hay không? Câu trả lời là có.
Bạn thấy đó, đôi khi hoàn cảnh có thể khiến tình hình trở nên khó khăn hơn, nhưng đó không phải là toàn bộ lý do khiến chúng ta không hoàn thành mục tiêu của mình. Lý do để chúng ta không hoàn thành một mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra nhiều lúc chính là vì chúng ta lựa chọn không để bản thân mình cố gắng hết sức vì nó, một cách vô tình hoặc cố ý. Và khi hiểu được điểm mấu chốt này, chúng ta sẽ có thể học cách thoát ra khỏi lối mòn cũ và bắt đầu làm những điều mà chúng ta đã từng nghĩ rằng không thể.
Vậy chúng ta đã tự khiến bản thân bế tắc và chán nản bằng cách nào?
1. Đặt nhu cầu của người khác trước nhu cầu của mình
Mỗi khi bạn biến nhu cầu của người khác trở thành cái cớ để không hoàn thành mục tiêu của mình, bạn không những chối bỏ niềm tin vào giá trị của chính mình mà còn gián tiếp chối bỏ giá trị của mình trong mắt người khác. Bằng những hành động như vậy, bạn vô thức khẳng định rằng thời gian và mục tiêu của bạn không xứng đáng hoặc quan trọng như những người khác, cho bản thân lý trí của bạn lý do để tiếp tục bế tắc.
2. Né tránh đưa ra những quyết định mang tính cam kết
Hoặc đưa ra quyết định nhưng vẫn tiếp tục đánh giá những lựa chọn khác. Mỗi một giây bạn giành để trốn tránh việc đưa ra quyết định là một giây ngăn bạn tiến tới một hành động mang tính quyết định giúp bạn tiến về phía trước. Và bằng cách không chọn một phương hướng xác định nào, bạn đã đảm bảo một điều rằng bạn sẽ đứng dậm chân tại chỗ, và chính bạn chọn sự bế tắc.
3. Bị ám ảnh hoặc phân tích quá mức các lựa chọn đang có
Bạn càng đưa ra cho mình nhiều lựa chọn thì nghịch lý của những lựa chọn xuất hiện càng nhiều. Và theo định nghĩa, chúng ta sẽ càng khó chọn lựa khi có quá nhiều lựa chọn được đưa ra. Cho đến khi bạn đưa ra được quyết định, bạn thực sự chỉ đang trốn tránh hành động. Bất kỳ lựa chọn nào cũng có khả năng đưa chúng ta đến đích, nhưng bằng cách đánh giá qua lại tất cả chúng, tất cả những gì bạn đang làm là lãng phí thời gian và giậm chân tại chỗ.
4. Biết phải làm thế nào nhưng vẫn thực hiện hành động ngược lại
Thay vì đi theo một lộ trình rõ ràng đưa bạn đến mục tiêu bạn đặt ra, bạn sẽ kết thúc bằng việc làm những điều đi ngược lại kế hoạch trước đó. Bạn viện lý do trong đầu rằng tại sao sẽ ổn nếu bạn ăn chiếc donut đó mặc dù bạn đã cố gắng giảm cân trong nhiều tháng. Hoặc bạn đẩy lùi việc cập nhật sơ yếu lý lịch và nộp đơn xin việc thêm một ngày nữa, mặc dù bạn đã nói tương tự vào tuần trước. Một cái gì đó bên trong bạn không liên kết với nhau, và nó cần được giải quyết nếu không bạn sẽ tiếp tục quay lại chu trình này mãi mãi.
5. Trì hoãn việc quan trọng nhất cho đến giây phút cuối cùng
Thay vì kéo bản thân ra khỏi chiếc ghế sofa, xa rời Netflix và Instagram, bạn tự nhủ với bản thân rằng mình sẽ làm điều đó vào một ngày khác và rằng bạn có thời gian. Nhưng trước khi bạn biết điều đó, thời gian đã trôi qua gần hết và bạn đã không hoàn thành một việc quan trọng trong danh sách những việc cần làm để tiến về phía trước.
Tất cả những điều này đều đang lén lút giữ chân bạn lại, đến nỗi bạn không nhận ra đó có thể là rào cản. Nhưng khi chúng ta có nhận thức rõ ràng hơn về cách những vật cản này ảnh hưởng và cách chúng xuất hiện, chúng ta cũng đồng thời có cơ hội để chọn một hành động khác, có lợi hơn khi đối mặt với chúng.
Đừng để bản thân trở thành kẻ thù của chính mình mà thay vào đó biến bản thân trở thành đồng minh lớn mạnh nhất. Chỉ cần thừa nhận và bắt đầu nhận ra những điều gì đang khiến bạn dần bị hủy hoại, đó là lúc bạn đang tạo ra một con đường mới tiến về phía trước. Khi đó, bạn mới có khả năng thực hiện các bước tiếp theo để giải phóng bản thân, phát triển và bước vào giai đoạn kế tiếp của việc định hình vị trí của chính mình.
(Nguồn: Thoughtcatalog)
https://afamily.vn/doi-nguoi-be-tac-chung-quy-la-do-5-thoi-quen-nay-neu-som-thay-doi-thi-ban-se-thay-chang-con-thu-thach-nao-qua-kho-khan-20211220190154821.chn
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.