Mì ăn liền có lẽ là một loại thực phẩm có số phận đặc biệt. Kể từ khi ra đời năm 1958 tại Nhật Bản, loại mì này nhanh chóng có mặt có mặt trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, mì ăn liền có mặt từ trước những năm 1975 với một loại mì chúng ta quen gọi là mì tôm. Kể từ đó đến nay, mì ăn liền có mặt khắp các thành thị, nông thôn. Năm 2018 Việt Nam được xếp là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ sau các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy mức tiêu thụ mì ăn liền của chúng ta nhiều ở mức độ nào.
Tuy nhiên, mặc dù có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống, nhưng lại có nhiều tin đồn về mì ăn liền gây ảnh hưởng đến sức khoẻ ví dụ mì ăn liền gây sỏi thận, gây bệnh huyết áp, tim mạch... toàn các tin đồn "ác ôn"... Những tin đồn này đã được nhiều chuyên gia, trong đó có chuyên gia Vũ Thế Thành có nhiều bài viết phủ nhận.
Tuy nhiên, vấn đề trans fat trong mì ăn liền thì không phải là tin đồn. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của trans fat trong một số loại mì ăn liền là có thật. Chính vì thế, người tiêu dùng rất quan tâm transfat trong mì ăn liền có thể gây hại cho sức khoẻ không và phải lựa chọn mì ăn liền như thế nào để tránh được loại chất béo "xấu xí" này.
Đây chính là vấn đề được đề cập đến trong buổi đối thoại trực tuyến có chủ đề "Trans fat - chất béo "xấu xí" có trong mì ăn liền được kiểm soát như thế nào?" được phát sóng vào lúc 14h30 ngày 11/12 trên báo điện tử Trí Thức Trẻ và fanpage Soha.vn.
Khách mời của chương trình là chuyên gia Vũ Thế Thành - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, người có rất nhiều bài viết khoa học nhưng rất dí dỏm, thú vị, dễ đọc và thiết thực về các vấn đề an toàn thực phẩm.
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.