Nhiều biến chứng nghiêm trọng
Anh N.V.T (45 tuổi tại Chương Mỹ, Hà Nội) lâu nay vẫn tự tin mình khỏe mạnh vì chẳng bao giờ ốm đau. Một buổi sáng như thường ngày anh đi ăn sáng có uống một chút rượu với bạn bè về. Khi vừa dựng được trước xe máy giữ sân anh cảm thấy hơi mệt. Anh nghĩ rằng chỉ mệt bình thường thôi. Ai dè mệt mỏi tăng, anh đã đi khám bệnh bác sĩ nói anh đã bị suy thận giai đoạn cuối.
Thông báo từ bác sĩ khiến anh không biết nguyên nhân đến từ đâu. Khi bác sĩ hỏi anh có biết bị đái tháo đường hay không? Thì anh T đáp: "Tôi khỏe mạnh chẳng bao giờ đi khám sức khỏe nên không biết". Khi được bác sĩ giải thích, anh T mới nhận ra thận của anh hỏng là do hậu quả của căn bệnh đái tháo đường.
Trường hợp anh T không phải là câu chuyện không hiếm tại Việt Nam. Vì trên thực tế rất nhiều trường hợp khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận mới hay biết đó là hậu quả của đái tháo đường.
GS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam, số ca mắc đái tháo đường vẫn tăng lên trong những năm gần đây.
Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.
Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế. Đây thực sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
GS Hữu Dàng khuyến cáo: "Hiện đang có gần 1,9 triệu người mắc đái tháo đường không biết mình mắc bệnh và biến chứng vẫn âm thầm xảy ra".
Có những trường hợp còn khá trẻ mới chỉ 35-40 tuổi phải nhập viện do đột quỵ hoặc suy thận mới phát hiện ra mình mắc đái tháo đường. Khi gặp biến chứng phải nhập viện mới hối hận thì đã muộn.
GS. Dàng cho hay, hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, bệnh sẽ nặng ở người có kèm theo đái tháo đường. Việt Nam đã có những hướng dẫn điều trị đái tháo đường nhưng vẫn còn phải cập nhập liên tục. Dù có thêm nhiều phương tiện chẩn đoán, điều trị nhưng việc đái tháo đường vẫn đè nặng trên vai bác sĩ lâm sàng.
Theo GS Dàng, rất may mắn việc thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được 70% đái tháo đường Type 2 và ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ của đái tháo đường.

Khai giảng online lớp: "Cập nhật chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường Type 2 Khóa 1" tại Đại học Y Hà Nội tổ chức
70% số người mắc đái tháo đường tại Việt Nam chưa được chẩn đoán điều trị
Tại lễ khai giảng lớp: "Cập nhật chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường Type 2 Khóa 1" do Đại học Y Hà Nội tổ chức, Tiến sĩ Kidong Park Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về căn bệnh đái tháo đường đang có sự ra tăng số ca mắc trên toàn cầu.
Theo thống kê số người mắc đái tháo đường có khoảng hơn 500 triệu người trưởng thành. Một điều đáng lo ngại bên cạnh số ca mắc trên toàn cầu tăng số ca tử vong sớm do đái tháo đường cũng tăng lên (trong khi đó số ca tử vong do các bệnh mãn tính không lây giảm).
Tại Việt Nam theo thống kê năm 2021 có khoảng 7% dân số mắc bệnh đái tháo đường. Theo TS Kidong Park một số thể đái tháo đường có thể dự phòng hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khoảng trống điều trị đái tháo đường là rất lớn. Trên thế giới 1 nửa người mắc đái tháo đường không được phát hiện. Tại Việt Nam con số không được chẩn đoán lên tới 70%.
Ông Đoàn Quốc Hưng Phó Hiệu trường Trường Đại học Y cũng nhấn mạnh, gánh nặng đái tháo đường hiện nay là rất lớn. Do tỷ lệ người mắc đái tháo đường ngày càng tăng trong dân số. Bên cạnh đó, sẽ kéo theo gánh nặng về chăm sóc điều trị.
Vì vậy, việc cung cấp cập nhật thêm các kiến thức điều trị và tư vấn để giúp cho bệnh nhân tiếp cận điều trị sớm hơn, giảm được nguy cơ biến chứng.
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/dot-ngot-hong-than-chi-sau-1-lan-uong-ruou-thay-met-canh-bao-can-benh-nhieu-bien-chung-161211111152213067.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.