Kết bạn là điều cần thiết của con người. Tuy nhiên không phải tự nhiên trẻ có được kỹ năng này mà cần sự hỗ trợ ban đầu của cha mẹ.
Năm 1998, nhà Tâm lý học người Mỹ Judith Harris xuất bản cuốn sách "Huyền thoại về cách nuôi dạy con". Những quan điểm giáo dục được đưa ra trong cuốn sách từng gây chú ý trong thời gian dài. Trong đó, có một ý kiến gây tranh cãi như sau: Sự thành công của đứa trẻ được quyết định không ở bởi cách giáo dục của cha mẹ mà bởi bạn bè cùng trang lứa.
Tác giả của cuốn sách chỉ rõ, nhiều đứa trẻ gặp khó khăn trong việc kết giao với các bạn, mở rộng vòng tròn quan hệ. Điều này thể hiện rõ rệt nhất ở du học sinh - những đứa trẻ sớm rời xa vòng tay cha mẹ để khám phá vùng đất mới.
Tuy nhiên, không phải tự nhiên trẻ có được kỹ năng này mà cần sự hỗ trợ ban đầu của cha mẹ. Chính vì thế, nếu thấy con mình nhút nhát, cha mẹ cần giúp trẻ giao tiếp với mọi người bằng một số cách dưới đây:
1. Khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc
Nếu thấy con đang gặp khó khăn trong việc kết bạn hay ngại giao tiếp, cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con để hiểu hơn về cảm xúc thầm kín. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để trẻ thể hiện suy nghĩ của mình. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng các câu hỏi như: "Tại sao con không vui?" hay "Con có điều gì muốn tâm sự không?",… để khơi gợi trẻ nói ra những cảm nhận.
Việc chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ sẽ giúp trẻ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Hơn nữa, đây cũng là cách giúp cha mẹ hiểu được tâm tư, nguyện vọng để có cách giúp con vượt qua.
2. Dạy trẻ về sự đồng cảm
Đồng cảm là khả năng bẩm sinh của mỗi người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ biết cách thể hiện sự đồng cảm với mọi người mà cần có sự khuyến khích, hướng dẫn từ cha mẹ.
Đồng cảm chính là chìa khóa của sự kết nối cảm xúc. Khi hiểu được điều này, trẻ sẽ dễ dàng mở rộng vòng tròn quan của hệ bản thân. Thỉnh thoảng, cha mẹ có thể hỏi con về những chủ đề dễ dàng chia sẻ với các bạn ngoài giờ học. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên trò chuyện, hỏi han con đã chơi với các bạn ra sao, chia sẻ đồ chơi của mình như thế nào,…
3. Không ép buộc nếu trẻ thật sự không muốn
Nếu trẻ đang cảm thấy bị ép buộc phải kết bạn với mọi người sẽ dẫn đến tình trạng phản kháng. Trẻ có thể không tin tưởng các bạn và chịu áp lực từ cha mẹ nên cảm thấy bất an, mệt mỏi.
Do đó, cha mẹ cần lưu ý điều này. Đừng bắt con kết bạn nếu đó không phải là ý nguyện của trẻ.
4. Quan tâm đến chất lượng chứ không phải số lượng
Nhiều đứa trẻ không thích có đông bạn bè hay đến những nơi đông người. Trẻ chỉ thích chơi với một vài người bạn mà trẻ cảm thấy quý mến, thú vị. Trong trường hợp này, cha mẹ nên tôn trọng và đừng ép trẻ phải có thêm nhiều bạn. Thay vào đó, cha mẹ cần giúp con xây dựng tình bạn lâu bền.
Trên thực tế, để trẻ kết bạn không khó, vấn đề là biết cách duy trì tình bạn lâu dài và khiến nó trở thành một phần của cuộc sống. Vậy nên bên cạnh việc kết bạn, cha mẹ cũng cần định hướng cho trẻ để giữ gìn những mối quan hệ lành mạnh, nhận biết bạn xấu và cách đối xử với các bạn cho đúng.
5. Để trẻ tự giải quyết vấn đề
Xung đột hay tranh cãi là chuyện bình thường đối với tất cả mọi người, ngoại trừ trẻ nhỏ. Là cha mẹ, bạn không nên can thiệp quá nhiều mà hãy để trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề bởi đây là những trải nghiệm hữu ích cho con trong tương lai. Nhưng nếu mọi việc đi lệch hướng khi trẻ có hành vi bất thường thì phải can thiệp.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên để ý đối tượng trẻ kết bạn để có hướng điều chỉnh. Cha mẹ không khuyến khích con kết bạn với những đứa trẻ hung hăng có xu hướng bạo lực vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến hành vi của con.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.