Đừng để cơ thể mắc bệnh giun sán do không đọc bài viết dưới đây

Khí hậu nhiệt đới, môi trường ẩm ướt và thói quen ăn uống đặc trưng như ăn rau sống, thịt tái, tiết canh…là nguyên nhân chính gây bệnh giun sán ký sinh trùng ở khoảng ¾ dân số Việt Nam hiện nay.

Không thể chủ quan với các bệnh do giun sán gây ra

Tờ Mirror của Anh số mới nhất đã đưa tin về một chàng trai tên Liu Zhongqiu, 26 tuổi, người Fuxing, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với bệnh Lymphatic filariasis (giun chỉ bạch huyết) cực kỳ hiếm gặp. Căn bệnh quái ác này khiến cho đôi chân Liu sưng to gấp 7 lần người bình thường hay còn được gọi là bệnh “chân voi”.

Gần đây là trường hợp một người đàn ông Bồ Đào Nha, 32 tuổi, bị nhiễm giun Anisaki bám chặt vào thành dạ dày, khiến dạ dày bị viêm và sưng do ăn sushi Nhật Bản.

Liu Zhongqiu với căn bệnh LF quái ác

Tại Việt Nam, từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2017, Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai đã tiếp nhận gần 100 bệnh nhân nhiễm giun lươn, sán lá gan trong các biểu hiện bệnh lý ở đường tiêu hóa, phổi, ổ bụng…Hầu hết các bệnh nhân đều có tập quán ăn những thức ăn chưa được nấu chín như nem chua, gỏi, rau sống…

Ngoài ra, năm nào ở Việt Nam cũng xuất hiện một vài trường hợp mắc bệnh viêm não- viêm màng não do nhiễm giun A. Cantonensis (một loài giun đũa chuột gây nên). Bệnh gây đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn,…Trường hợp nặng có thể co giật, hôn mê và tử vong.

Sushi là nguyên nhân gây bệnh giun Anisaki cho một người đàn ông Bồ Đào Nha

Nói chung, các loại giun cho dù xâm nhập vào cơ thể bằng hình thức nào thì khả năng gây hại của chúng cũng vô cùng khó lường. Bởi giun thường sống trong ruột, chiếm lấy thức ăn và dinh dưỡng, về lâu dài sẽ làm cơ thể chúng ta nhanh chóng khánh kiệt, mệt mỏi, kém ăn.

Trẻ em nhiễm giun sán thường bị gầy yếu, rối loạn đường ruột và chức năng hấp thụ dinh dưỡng, thậm chí là kém thông minh và chậm phát triển.

Một số loại giun còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như như tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, xoắn ruột, có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy việc phòng ngừa để tránh nhiễm giun sán là vô cùng quan trọng.

Làm gì để phòng nhiễm và tái nhiễm giun sán?

Về vấn đề phòng nhiễm và tái nhiễm giun sán, các bác sĩ cho hay, vì nước ta thuộc khi hậu nhiệt đới, môi trường ẩm ướt nên các loại giun sán sinh sôi và phát triển rất mạnh. Vì thế, chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như điều chỉnh các thói quen ăn uống không tốt.

Để phòng tránh nhiễm bệnh giun sán, cần tuân thủ một số lời khuyên sau.

a) Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm

Tuyệt đối không ăn đồ sống, đồ tái, đồ chưa được nấu chín kỹ chế biến từ tôm, cá, ốc…dưới mọi hình thức. Tránh ăn sống các loại rau thủy sinh.

Khi ăn phải rửa thật sạch rau và hoa quả để loại bỏ các loài nhuyễn thể nhiễm ấu trùng gây bệnh. Không uống nước chưa đun sôi từ các nguồn nước giếng, hồ, sông, suối…

b) Giữ gìn vệ sinh môi trường

Thường xuyên dọn vệ sinh môi trường. Thực hiện diệt chuột nơi sinh sống để cắt đứt vòng đời sinh học của giun A. Cantonensis để phòng tránh các nguy cơ nhiễm bệnh giun sán sang cơ thể người.

Vứt bỏ các thảm cũ, bụi bặm..trong nhà. Luộc sôi đồ dùng gia đình như: chăn, màn, drap, gối... vệ sinh sạch sẽ đồ chơi trẻ con nếu trong nhà có mầm nhiễm.

Không đại tiện, không phóng uế bừa bãi. Xử lý các chất thải, vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ thường xuyên và liên tục.

c) Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tránh tiếp xúc gần gũi với các con vật nuôi chưa tiêm phòng. Sau khi chơi đùa với vật nuôi xong cũng phải rửa tay sạch sẽ.

Móng tay không nên để dài và cáu bẩn. Tuyệt đối không mút móng tay (đối với trẻ em).

Nên mang dày dép khi ra ngoài, không ngồi lê trên đất.

Xổ giun định kỳ và đồng loạt cho cả gia đình/trường học từ 2 – 3 lần/năm. Một trong các loại thuốc được Bộ Y tế khuyến cáo là các loại thuốc tẩy giun chứa hoạt chất mebendazole. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chọn thuốc giun có nhiều hương vị dễ uống.

benh-giun-san

d) Đi khám khi có biểu hiện nhiễm giun sán

Sau khi ăn các đồ tái sống, đồ chưa chín mà thấy các biểu hiện như sốt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy kéo dài thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám chữa và phát hiện bệnh kịp thời.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang