Đừng giữ con khư khư trong vòng tay, rồi có ngày hối không kịp

Perri Klass là một bác sĩ nhi khoa, sống ở thành phố New York. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa và tư vấn tâm lý, bà đã đúc kết ra những lời khuyên dành cho cha mẹ trong việc nuôi dạy trẻ.

Perri Klass là một bác sĩ nhi khoa, sống ở thành phố New York. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa và tư vấn tâm lý, bà đã đúc kết ra những lời khuyên dành cho cha mẹ trong việc nuôi dạy trẻ.

Cách nuôi dạy con khôn lớn ở mỗi gia đình, với từng đứa trẻ là khác nhau. Các biện pháp cha mẹ đưa ra sẽ cần phải thay đổi khi con bạn tìm ra cách để đối phó. Đó là điều khó khăn trong cuộc sống gia đình: Mọi người luôn phải thay đổi các quy tắc. Song song với đó là một điều tuyệt vời: Bạn luôn có được những sự khởi đầu mới.

1. Cư xử với con lịch sự và ngừng chỉ trích như khi bạn giao tiếp với người lạ

Một trong số những điều cần lưu ý nhất đó là cho trẻ tự do với các lựa chọn của chúng như: quần áo, âm nhạc, bạn bè, người yêu,... Nhiều cha mẹ luôn muốn điều chỉnh chuẩn mực của con cái, trong khi luôn luôn có chỗ cho việc cải thiện và nhắc nhở. Việc áp đặt này không giúp con trở nên hiểu cách cư xử hơn, thay vào đó nên để con tự do và nhắc nhở dần dần, thường xuyên. Hãy đối xử bình đẳng với con cái và để con luôn là chính mình.

2. Niềm tin sẽ giúp con bạn trưởng thành

Những đứa trẻ có năng lực hơn bạn tưởng. Hãy tin một điều rằng, chúng có thể giải quyết tốt các vấn đề khi không có cha mẹ bên cạnh. “Thất bại là mẹ thành công”, những đứa trẻ cần niềm tin của cha mẹ làm động lực để tự bước đi, tự đứng dậy sau những vấp ngã.

3. Đừng nên cố gắng thể hiện bạn luôn ổn, con bạn đủ lớn để hiểu vấn đề của cha mẹ

Một phần trong việc giúp con định hướng cuộc sống là những chia sẻ về những thất bại cha mẹ đã trải qua: công việc gặp khó khăn, tính tình đôi khi cáu kỉnh, những mối quan hệ tan vỡ, những áp lực,… giống như mọi người khác. Điều này giúp những đứa trẻ hiểu rõ hơn khi chúng trưởng thành, thậm chí là sự chuẩn bị tâm lí trước những khó khăn. Cha mẹ chia sẻ các vấn đề với con cái còn là sự công nhận dành cho chúng.

Cũng phải lưu ý rằng, đừng chia sẻ những điều mà con bạn không muốn biết.

4. Theo sát con quá chặt chẽ sẽ phản tác dụng

Điều này được thể hiện theo rất nhiều cách, đơn cử như những tin nhắn chỉ đơn giản là xác nhận rằng con đã về nhà an toàn nhưng lại theo cách ít tinh tế như phải xác nhận chi tiết tình trạng sức khỏe không chỉ của con mà còn cả của các bạn cùng phòng nữa. Động cơ là tốt, tuy nhiên là ai đi chăng nữa thì cũng không thoải mái khi bị quan tâm quá sâu vào cuộc sống cá nhân. Khi con bạn lớn lên, hãy buông lỏng bàn tay, cho chúng sự tự do chia sẻ những điều chúng muốn nói với bạn.

Cha mẹ chỉ cần nói với con: “Hãy thông báo cho mẹ khi con về nhà an toàn. Mẹ là mẹ của con, mẹ không thể nào ngủ được cho đến khi biết con đã ổn.”

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang