Cô Tiền (Trung Quốc, tên nhân vật đã được thay đổi) là một người phụ nữ rất coi trọng sức khỏe khi mang thai. Cô luôn đến bệnh viện khám thai định kỳ và gia đình cô vô cùng hạnh phúc khi được biết các chỉ số của thai nhi đều tốt.
9 tháng 10 ngày trôi qua an toàn, cuối cùng cô Tiền cũng đến ngày sinh. Nhưng bác sĩ bất ngờ thông báo tình trạng thai nhi của cô không thích hợp sinh thường. Cô hoang mang chưa hiểu tại sao mình lại phải sinh mổ, khi mà cả thai kỳ cô chăm sóc rất tốt cũng như các kết quả thăm khám đều ổn cả. Bác sĩ giải thích với cô rằng, tuy em bé của cô Tiền đã quay đầu nhưng vị trí đầu thai nhi vẫn bị lệch về 1 bên, chưa hoàn hoàn thuận để có thể sinh thường.
Với tình trạng của cô Tiền, biện pháp mổ lấy thai sẽ an toàn hơn cho cả thai nhi và người mẹ. Bác sĩ cũng phổ biến kiến thức về sinh mổ cho cô, nói với bà mẹ tương lai này rằng sự an toàn của biện pháp sinh mổ là rất cao. Cuối cùng, gia đình cô đồng ý với lời khuyên từ bác sĩ.
Nhưng họ không thể ngờ rằng, em bé sau khi chào đời thành công lại có một vết cắt nhẹ ở phần trán. Đối với sự cố trong quá trình mổ lấy thai này, gia đình cô Tiền vô cùng khó chấp nhận. Thậm chí chồng cô còn phẫn nộ đòi bệnh viện phải đưa ra một lời giải thích thỏa đáng. Để rồi sau khi nhận được câu trả lời của bệnh viện, họ cũng không khỏi sững sờ.
Phía bệnh viện cho hay, bất kể là sinh thường hay sinh mổ, đều tiềm ẩn những rủi ro không thể kiểm soát được. Các dụng cụ kẹp đầu em bé có thể tác động nhất định đến phần đầu đứa trẻ. Quá trình mổ lấy thai bác sĩ cũng có thể vô tình làm tổn thương phần đầu em bé khi gặp vấn đề với việc kiểm soát lực tay. Những tai nạn ấy chiếm xác suất rất nhỏ, bởi thông thường bác sĩ đều có kinh nghiệm để xử lý tốt cả. Hơn nữa, vết thương của em bé cũng chỉ là vết thương ngoài da, sẽ nhanh chóng được hồi phục.
Cư dân mạng đa số đồng tình với lời giải thích của bệnh viện:
- Tuyên bố của bệnh viện khá hợp lý. Mặc dù trình độ y tế hiện nay đã được cải thiện nhưng mọi thứ chẳng có gì đảm bảo được 100%. Độ dày thành bụng của mỗi sản phụ khác nhau, bác sĩ có thể dự đoán sai. Miễn là em bé khỏe mạnh, tôi nghĩ hãy coi đó là một tai nạn y tế chấp nhận được.
- Bác sĩ cũng là người chứ đâu phải thần thánh. Họ chỉ có thể làm hết sức để bảo đảm sự an toàn cho bà mẹ và thai nhi nhưng những rủi do chắc chắn sẽ vẫn tồn tại. Chỉ có thể nói rằng nó được giảm thiểu càng nhiều càng tốt mà thôi.
- Mang thai và sinh con vốn đã là một quá trình chứa đựng nhiều nguy cơ. Chẳng khác gì cuộc chiến cả. Lời giải thích của bệnh viện có thể chấp nhận được. Sức khỏe của thai nhi và người mẹ mới là quan trọng nhất.
Sinh mổ có thể giúp người mẹ tránh được các cơn đau đẻ trước sinh và thời gian cuộc sinh diễn ra nhanh chóng. Do đó, nhiều phụ nữ hiện nay đã chọn phương pháp sinh mổ. Nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo các sản phụ nên chọn phương án sinh thường bởi những lợi ích tuyệt vời cho hệ hô hấp, hệ miễn dịch của thai nhi và giúp sản phụ nhanh hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp thai nhi hoặc bản thân bà mẹ có vấn đề gì đó buộc phải sinh mổ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa thì các sản phụ cũng đừng quá lo lắng. Việc bạn cần làm là chuẩn bị tâm lý thật tốt cho cuộc phẫu thuật mổ lấy thai:
- Không nên hoảng sợ: Các bà mẹ tương lai cần điều chỉnh tâm lý, giữ cho tinh thần thoải mái, không cần căng thẳng hay hoảng sợ trước khi lên bàn mổ. Những cảm xúc tiêu cực như hoảng loạn hay cáu kỉnh sẽ không tốt cho cuộc phẫu thuật chút nào.
- Chuẩn bị tinh thần bị "rạch": Dù là sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng sẽ bị "rạch" thôi. Đối với sinh thường, để quá trình sinh thuận lợi hơn cũng như tránh cho tầng sinh môn của sản phụ bị rách, bác sĩ sản khoa sẽ chủ động rạch tầng sinh môn của bà mẹ. Đối với sinh mổ thì bạn cũng cũng sẽ có một vết rạch nhỏ ở phần bụng. Hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt cho việc đó nhé!
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.