Gia đình bất cẩn, bé trai 2 tuổi bị bỏng nước sôi nặng, bong tróc da khắp người

Một bé trai 2 tuổi sống tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh vừa nhập viện cấp cứu trong tình trạng bỏng nước sôi nghiêm trọng, khiến vùng da toàn thân bong tróc đau đớn.

Ngày 1/11/2017 vừa qua, Khoa Khám bệnh Cấp cứu lưu – Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã tiếp nhận một ca bệnh nhi bị bỏng nặng là bé Nguyễn Thành T. (2 tuổi). Khi được đưa đến bệnh viện, bé đang ở tình trạng bỏng nước sôi nặng khiến vùng da ở ngực, bụng, hai cánh tay và đúi trái bị rột tróc da.

Cháu T bị bỏng nặng trên diện rộng

Theo tìm hiểu, ngay khi bị bỏng em bé đã được đưa tới bệnh viện tuyến dưới và sơ cứu trước khi chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi của tỉnh để cấp cứu. Các bác sĩ cấp cứu cho em bé cho biết, bé bị bỏng nặng độ I. II, vùng bỏng trên diện rộng chiếm 36% vùng ngực, bụng, 2 tay và đùi. Vì là trường hợp bỏng nghiệm trọng, bệnh nhân lại ở độ tuổi nhỏ nên các bác sĩ đã chuyển thẳng vào phòng mổ cấp cứu.

Tại phòng phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt lọc, loại bỏ dị vật và vảy tiết trên cơ thể bệnh nhi, tiến hành vệ sinh vùng da bỏng và băng bó. Hiện tại bé đã qua cơn nguy hiểm và hiện tại đang phục hồi tích cực.

Bác sĩ điều trị cho bé T cho biết,  rất may là khi cháu bị bỏng đã được người nhà chuyển ngay vào viện, sơ cứu đúng cách và chuyển lên cấp cứu kịp thời. Nếu gia đình chậm trễ hoặc sơ cứu sai cách có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng, rất khó lành và có thể để lại thương tật vĩnh viễn.

Hiện tại tình trạng của bé đã ổn định

TH

Theo chuyên gia, đối với trẻ nhỏ ở độ tuổi biết đi cha mẹ cần hết sức cẩn thận trông chừng khi bé ở nhà, đặc biệt không để con lại gần khu vực bếp. Bởi trẻ nhỏ hiếu động và rất tò mò thường với tay để nghịch ngợm đồ đạc có thể gây tai nạn bất ngờ như điện giật, bỏng, ngã…

Khi trẻ bị bỏng, bố mẹ cần nhanh chóng sơ cứu kịp thời và đúng cách để tránh làm vết bỏng trở nên nghiêm trọng sẽ rất khó điều trị.

Sơ cứu đúng cách cho trẻ khi bị bỏng nước sôi

Trả lời trên báo chí, Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng Khoa Vi phẫu Tạo hình Bệnh viện Sài Gòn ITO cho biết: “Nếu trường hợp bé bị bỏng nước sôi ở tay, hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa trẻ ngay tới vòi nước xả rửa (tuyệt đối không xả nước đá) vào vùng da bị bỏng. Xả nước sẽ giúp cho da bớt nóng, bớt bị mất nước, bớt đau và giảm diện tích da bị thương, giảm độ nặng của tổn thương bỏng. Sau khi xả nước, khoảng 15 phút thì bôi kem trị bỏng lên vùng da bị bỏng và dùng gạc vô trùng băng tách từng ngón tay. Sau khi sơ cứu xong, tùy theo mức độ bỏng nặng hay nhẹ, diện tích rộng hay hẹp… để có hướng điều trị. Trong trường hợp bỏng nặng, gia đình cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất có thể để được bác sĩ điều trị. Đối với các trường hợp bỏng nhẹ hoặc nhà quá xa bệnh viện muốn điều trị tại nhà, cha mẹ cần phải thay băng rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) và bôi kem trị bỏng hàng ngày. Sau đó băng vết thương lại để giữ độ ẩm cho da. Nếu chăm sóc đúng cách như trên chỉ sau 2 tuần vết bỏng sẽ lành và ít để lại sẹo.”

Phòng tránh bỏng nước sôi cho trẻ

- Cha mẹ phải luôn chú ý giảm sát trẻ, sắp xếp đồ đạc quanh nhà hợp lý. Để những vật dụng dễ gây bỏng như phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa… tránh xa tầm tay trẻ em.

- Bố trí bếp nấu hợp lý, không để trẻ lại gần khi vực bếp nấu.

- Sau khi nấu ăn các loại xoong, chảo cần cất cẩn thận, không để trên bàn ăn để tránh trẻ va vào.

- Không để trẻ nhỏ tự ngồi ăn một mình trong bếp hay tự tắm nước nóng, luôn kiểm tra kỹ nhiệt độ nước trước khi cho bé tắm.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang