Ở công ty, đồng nghiệp nói ấn tượng đầu tiên về tôi đó là tính keo kiệt. Quả thực, tôi là một người rất keo kiệt.
Tôi chỉ đặt một suất ăn giá rẻ vào buổi trưa mỗi ngày. Bởi vì suất ăn có hạn, nên tôi sẽ đặt đồng hồ báo thức trước vì sợ rằng mình sẽ không lấy được.
Khi mới đến thủ đô, tôi sống trong một nhà trọ tồi tàn nhất lúc bấy giờ, có 6 giường, có thể chứa 12 người. Khi đến công ty làm việc, tôi không bao giờ đi taxi vì tôi muốn đi bộ để tiết kiệm tiền.
Nhưng đó là cuộc sống của tôi ư? Không đâu, khi 20 tuổi, tôi khác hoàn toàn so với bây giờ.
Lúc còn đi học sở thích lớn nhất của tôi là so sánh bản thân với các bạn cùng lớp. Câu nói yêu thích được nghe của tôi là: “Bạn thực sự giàu có”. Mỗi ngày, tôi sẽ dành thời gian để so sánh với những người bạn cùng lớp có chi phí sinh hoạt cao, quần áo họ dùng có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không và giày có phải là phiên bản giới hạn hay không. Tôi cũng không biết mệt mỏi để theo đuổi các mẫu iPhone mới nhất.
Năm thứ ba trung học biến cố ập đến. Gia đình tôi bị phá sản. Lúc đó, bố mẹ chỉ nói với tôi rằng: “Sau này chắc con cũng không có cuộc sống tốt như vậy nữa”.
Điều đầu tiên tôi nghĩ đến không phải là trong tương lai bố mẹ tôi sẽ khó khăn như thế nào mà là chiếc iPhone mới nhất mà bố đã hứa mua cho tôi, kế hoạch du lịch tốt nghiệp mà tôi đã đặt trước có thể trở thành mây khói.
Cuộc sống thay đổi đột ngột khiến tôi rất khó chịu. Những thói quen phù phiếm đã được nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ và chúng không hề biến mất cùng với sự suy giảm của điều kiện kinh tế gia đình.
Khi tôi là sinh viên năm nhất, tôi lên mạng và thấy một đôi giày AJ7 với hai màu đen trắng, giá lúc đó là 9,900 tệ (35,7 triệu). Số tiền đó bằng với tiền sinh hoạt của tôi trong hai tháng. Lần đầu tiên trong đời tôi mua hàng bằng hình thức trả góp. Món đồ được tôi mua thành 6 giai đoạn, hơn 1.000 tệ (4 triệu) cho mỗi đợt.
Đôi giày này trở thành khởi đầu cho những khoản trả góp sau này của tôi. Sau đó tôi đã mua trả góp điện thoại di động, máy tính và quần áo của mình. Ngày càng nhiều thứ được mua và ngày càng có nhiều hóa đơn được tích lũy. Để có tiền trang trải, tôi viện vô số cớ để xin tiền bố mẹ trong suốt hai tháng đó.
Cho đến 1 ngày, tôi phát hiện ra bố mẹ ở nhà phải làm việc vất vả như thế nào để đáp ứng nhu cầu của tôi. Sau khi nhận ra chính xác hoàn cảnh khốn khó của mình và gia đình tôi đã thay đổi cách sống của mình thành "tiết kiệm và kham khổ" như thế đấy.
Tôi bắt đầu vừa học vừa phải tìm việc làm thêm để kiếm tiền, cố gắng giúp đỡ gia đình dù chỉ một chút. Lần đầu tiên kiếm được 7.500 tệ (27 triệu), tôi mở ngay ứng dụng ngân hàng trực tuyến, tìm tài khoản của mẹ và gửi.
Cảm giác thành tựu đó thậm chí còn lớn hơn việc mua một trăm đôi AJ trước đây. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy mình là một người có ích trong gia đình. Tôi cũng có thể dựa vào chút sức lực của mình để làm chỗ dựa cho người thân.
Tới thời điểm hiện tại, tôi đã hiểu sức mạnh của đồng tiền lớn đến thế nào. Cuộc sống "chăn ấm đệm êm" lúc trước, với sự chu cấp của bố mẹ chắc chắn không mang lại bài học sâu sắc về cách chi tiêu cho tôi. Chỉ tới khi mất đi, tôi mới nhận ra được điều này.
Trong tương lai, tôi vẫn sẽ tiếp tục sống theo cách tiết kiệm này, không chỉ bởi khoản nợ cần phải trả mà tôi nhận ra việc chi tiêu phung phí sẽ chỉ mang lại rắc rối cho cuộc sống của mình mà thôi.
Theo businesstoday
https://afamily.vn/gia-dinh-pha-san-khien-toi-chi-tieu-de-sen-chi-o-phong-tro-thue-6-giuong-12-nguoi-di-bo-toi-cong-ty-lam-an-uong-cung-phai-tiet-kiem-toi-da-2022022517003882.chn
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.