Giải mã thái độ "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", vừa mới yêu hết nấc đã vùi dập tàn bạo của người đời với những thiên tài trẻ thành đạt

Chữ tài đi với chữ tai một vần - dường như đây cũng là số phận chung của những người có danh thiên tài.

Nhân loại say mê và ngưỡng mộ những tài hoa nở sớm, bất kể lĩnh vực. Tuy nhiên, chỉ cần các nhân vật này lỡ biểu hiện, dù chỉ là một chút sai phạm; tất cả quay ngoắt cảm xúc, chuyển sang tấn công không thương tiếc.

Vì lẽ gì, chúng ta quá say mê và dễ công kích các thiên tài? Sau khi đã hiểu về nguyên nhân rồi, liệu mọi người có thay đổi cách đối xử?

Những thiên tài bị miệng lưỡi người đời vùi dập

Đại thi hào Nguyễn Du (1766 - 1820) của Việt Nam từng nhận định, "Chữ tài liền với chữ tai một vần". Đây không phải vấn đề viễn tưởng, mà là thực tế trong hầu hết các nền văn hóa.

Thập niên 1920, nước Mỹ từng điên đảo vì thần đồng thơ Nathalia Clara Ruth Crane (1913 - 1998). Mới 9 tuổi, cô bé đã có tác phẩm đăng trên tờ New York Sun danh giá. Từ sau lên 10, cô bé còn gặt hái một loạt các thành công đáng nể: xuất bản thi tập, tiểu thuyết, gia nhập hiệp hội sáng tác…

Giải mã thái độ lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng, vừa mới yêu hết nấc đã vùi dập tàn bạo của người đời với những thiên tài trẻ thành đạt - Ảnh 1.

Thần đồng thi ca Nathalia Clara Ruth Crane (1913-1998)

Công chúng Mỹ say mê Nathalia, ca ngợi hết lời. Thế nhưng chỉ vì một lời nghi ngờ của thi gia Edwin Markham (1852-1940), tất cả sự yêu thích đột ngột đổi thành các mũi giáo công kích. Người ta đua nhau suy diễn rồi chỉ trích Nathalia, khiến cô bé sớm tuyệt vọng, buông bỏ sự nghiệp viết.

Cũng tại Mỹ, vào năm 1997, thế giới golf bùng nổ bởi sự xuất hiện của thiên tài trẻ Tiger Woods (1975, Mỹ gốc Phi). Dù mới 21 tuổi, anh giành giải vô địch. Tương lai đầy danh vọng và sự giàu có mở ra trước mắt Woods. Suốt cả 12 năm kế tiếp, anh liên tục giữ vững đỉnh cao, trở thành "vận động viên golf chuyên nghiệp thành công nhất mọi thời đại".

Vào năm 2009, Woods đột ngột dính scandal ngoại tình. Bắt đầu từ lúc này, sự quan tâm trước các thành quả của anh luôn nằm sau, thậm chí bị "dìm chìm nghỉm" trước các "phát hiện mới" nặng tính "lá cải".

Giải mã thái độ lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng, vừa mới yêu hết nấc đã vùi dập tàn bạo của người đời với những thiên tài trẻ thành đạt - Ảnh 2.

Vận động viên golf chuyên nghiệp thành công nhất mọi thời đại Tiger Woods (1975)

Trong thế giới mạng xã hội đầy thị phi ngày nay, miệng lưỡi người đời lại càng đáng sợ hơn. Cho dù là các thiên tài "trăm năm mới có một người" như kỳ thủ Magnus Carlsen (1990, Na Uy), cầu thủ Lionel Messi (1987, Argentina), thần đồng âm nhạc Alma Deutscher (2005, Anh)… cũng không ít lần khốn đốn bởi những tin đồn ác ý.

Thành tựu của thiên tài là một loại… bất công?

Trở lại với thần đồng thi ca Nathalia, cô bé bị nghi ngờ vì "còn quá nhỏ để viết được những vần thơ quá tinh tế, giàu trải nghiệm, hiểu biết". Và cô bé cũng "quá nhỏ để có quan điểm riêng về tình dục và kiến thức sâu rộng về lịch sử, khảo cổ".

Nhìn chung, mọi người có xu hướng chia cuộc đời thành các giai đoạn, tương ứng với các độ tuổi: thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên và già. Tuổi thiếu nhi và thiếu niên là "tuổi ăn tuổi chơi", chưa thành tựu. Tuổi thanh niên là tuổi "bước vào đời", đặt nền móng cho sự nghiệp. Tuổi trung niên là khoảng thời gian đạt đỉnh cao danh vọng. Tuổi già thì nghỉ ngơi, hưởng thụ thành quả.

Giải mã thái độ lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng, vừa mới yêu hết nấc đã vùi dập tàn bạo của người đời với những thiên tài trẻ thành đạt - Ảnh 3.

Chúng ta quen mặc định, các cột mốc sự nghiệp trong cuộc đời của mỗi người đều giống nhau

Những người có cuộc đời không tuân theo "quy luật" này bị xem là khác thường. Trong các kiểu khác thường ấy, có một kiểu "khác mà phi thường", khiến người ta phát cuồng: thành công quá sớm.

Hiện tại, nước Mỹ cũng đang có một thi nhân trẻ khiến cả thế giới phát cuồng: Amanda Gorman (1998). Cô mới 22 tuổi, vậy mà đã vinh dự được biểu diễn thơ trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden.

Giải mã thái độ lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng, vừa mới yêu hết nấc đã vùi dập tàn bạo của người đời với những thiên tài trẻ thành đạt - Ảnh 4.

Amanda Gorman (1998)

Ngưỡng mộ sự phi thường và yêu thích sự bất ngờ, đó là tâm lý chung của con người. Bất kể khu vực, nền văn hóa, người thành danh khi còn rất trẻ đều là thần tượng. Chỉ có điều, tình yêu và sự ngưỡng mộ này không phải bất biến.

"Chúng ta có chung một ngộ nhận, thiên tài là do thiên phú" - Tanja Gabriele Baudson (1976, Đức) lên tiếng. "Tại thế giới phương Tây, chỉ những ai không cần nỗ lực học tập hay làm việc mà vẫn đạt thành tích cao, thành tựu lớn mới được xem là thiên tài."

Năm 2014, các nhà xã hội học của Anh và Thụy Điển kết hợp, thực hiện khảo sát về quan điểm của mọi người với thiên tài. Họ nhận được kết quả hoang đường nhất, "Phải cố gắng hết sức mới thành công thì chỉ là người bình thường, thậm chí kém cỏi."

Giải mã thái độ lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng, vừa mới yêu hết nấc đã vùi dập tàn bạo của người đời với những thiên tài trẻ thành đạt - Ảnh 5.

Mọi người thường ngộ nhận, thiên tài là từ sơ sinh đã giỏi, lớn lên khỏi cố gắng vẫn thành công

Không mấy ai quan tâm, Messi tập luyện đá bóng từ thuở lên 4 tuổi hay Carlsen cắm đầu chơi cờ từ lúc mới lên 5. Người ta cứ nghiễm nhiên mặc định, "Tuổi trẻ đã thành đạt là nhờ… trời ưu ái". Bởi thế, thành quả của họ cũng là một kiểu "trời thiên vị", rõ bất công.

Hạ bệ để… lấy lại công đạo

Nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ Thomas Edison từng nói: "Thiên tài chỉ có 1% là do thiên phú, còn lại 99% là do sự tự nỗ lực". Các nhà nghiên cứu thần đồng, thiên tài cũng kết luận, "Dù là thiên tài đi chăng nữa, muốn thành công cũng phải cố gắng hết mình".

Giải mã thái độ lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng, vừa mới yêu hết nấc đã vùi dập tàn bạo của người đời với những thiên tài trẻ thành đạt - Ảnh 6.

Với các thiên tài trẻ, mọi người đồng nuôi dưỡng cả 2 cảm xúc: ngưỡng mộ và đố kỵ

Bề ngoài, mọi người đều tỏ thái độ thấu hiểu đạo lý này. Không ai dại dột ném đá công sức hay thành tích của tuổi trẻ thành đạt. Có điều, trong thâm tâm thì không ít người đố kỵ, ai oán "trời ở chẳng cân". Chỉ cần đối tượng được "trời thiên vị" hở ra một điểm yếu, những kẻ vốn "bằng mặt chẳng bằng lòng" lập tức chớp thời cơ. Họ tấn công tàn bạo, quyết đạp thiên tài xuống dưới chân cho bằng được.

Hạ bệ thiên tài thỏa mãn 2 tâm lý: xóa bỏ nỗi tự ti thua kém và… đòi lại công đạo. Bất chấp các lời kêu gọi, "Đạp lên người khác không khiến bạn cao hơn", nhiều người vẫn tàn nhẫn giải phóng ác ý.

Búa rìu dư luận tuy đáng sợ, nhưng không phải mọi thần đồng đều kết thúc như Nathalia. Một khi vẫn trụ vững trước các đợt tấn công, thiên tài vẫn còn là "ngôi sao tỏa sáng".

Tham khảo: Bbc

 

Theo kenh14.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang