Tất cả chúng ta đều mong muốn con mình có trí thông minh cảm xúc cao, nhưng làm thế nào để điều này thành hiện thực? Một số chuyên gia cho rằng trí thông minh cảm xúc của trẻ em là do cha mẹ ban tặng ngay từ đầu.
"Chỉ số cảm xúc" (EQ) thường bao gồm năm phần: Kiểm soát cảm xúc của bản thân, nhận biết cảm xúc của người khác, tự nhận thức, động lực bản thân và xử lý các mối quan hệ qua lại. Trí tuệ cảm xúc quyết định trạng thái của con người trong việc hòa đồng với người khác.
Một người thông minh về cảm xúc trông như thế nào? Họ có thể hiểu rõ bản thân, tức là họ luôn có thể nhận thức được bản thân, có tính tự giác cao, làm những việc cần làm, ít khi trì hoãn, có mục tiêu rõ ràng và mục tiêu dài hạn; Có đầy đủ kỹ năng quản lý cảm xúc. Kỹ năng giao tiếp cũng được tận dụng và kỹ năng xử lý luôn là hàng đầu.
Ngược lại, những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường thiếu tự tin, không có mục tiêu dài hạn hay mục tiêu ngắn hạn, không hiểu lý do học hành, ỷ lại vào người khác, thường nói và làm việc gì cũng thu mình, không nghĩ đến người khác. Ngoài ra, quan hệ giữa các cá nhân với nhau rất không như ý, thích phàn nàn, tâm lý chịu đựng không cao, dễ sa ngã khi gặp thất bại, điều đáng sợ hơn nữa là họ luôn giữ thái độ bi quan.
Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao và thấp thể hiện rõ rệt
Khi nói đến tính tự lập, trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp luôn dựa dẫm vào cha mẹ và trẻ sẽ luôn nói: "Mẹ giúp con buộc dây giày, mẹ giúp con lấy cặp...". Trong khi trẻ có trí thông minh cảm xúc cao thì luôn tò mò, thích thú với mọi điều mới mẻ và rất vui vì sự đột phá của mình: "Mẹ ơi, con sẽ tự rửa bát, mẹ sẽ lau sàn ...".
Về khả năng đồng cảm, trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp không biết cách suy nghĩ theo quan điểm của người khác, hầu hết những trẻ hay cười nhạo bạn cùng lớp. Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao luôn đại diện cho phe công lý, giúp đỡ người khác khỏi bối rối và khiến mọi người cảm thấy ấm lòng.
Về tính tự giác, trẻ có trí tuệ cảm xúc kém thích trì hoãn làm bài tập, không thể ngừng xem TV, và "đợi thêm một thời gian" cho mọi thứ. Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có kế hoạch riêng.
Về mặt quản lý cảm xúc, trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ tức giận, khóc lóc khi không vui, và thường mất bình tĩnh. Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có cách giải quyết tích cực khi chúng có xung đột với người khác và ít khi có cảm xúc quá khích.
Trí tuệ cảm xúc của trẻ bắt nguồn từ đâu?
Nhiều nhà tâm lý học hành vi trẻ em cho rằng trí tuệ cảm xúc của trẻ em chủ yếu do cha mẹ nuôi dưỡng trong giai đoạn đầu. Giáo sư Lý Mai Cẩn cũng đồng tình với quan điểm này, bà cho rằng hầu hết cha mẹ của những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp đều có ba đặc điểm này.
1. Nhiều năng lượng tiêu cực
Một số cha mẹ bi quan và tiêu cực, họ luôn phàn nàn về những điều không theo ý mình. Khi làm sai điều gì đó, họ luôn cảm thấy cuộc sống của mình không ổn. Thua trò chơi hay làm một việc gì đó không suôn sẻ cũng khiến họ tức giận và mất bình tĩnh với người xung quanh.
2. Không có trách nhiệm
Cha mẹ là người thầy cả đời của con, dạy lâu nhất, dạy nhiều điều nhất. Cha mẹ không chịu trách nhiệm, chỉ có thể đổ lỗi cho người khác làm sai không thể là tấm gương tốt cho con cái. Tính cách này dẫn đến việc trẻ không biết tự nhìn nhận chính mình, luôn thấy điểm xấu của người khác và bắt đầu nói xấu sau lưng họ.
3. Thường xuyên nổi cơn thịnh nộ với con cái
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình, không nên để chuyện nhỏ nhặt khiến tâm trạng thất thường rồi mất bình tĩnh với trẻ. Ở trong môi trường này, đứa trẻ sẽ cảm thấy rất bất an, vì không biết bị mắng khi nào, suốt ngày sống trong lo sợ tự ái. Về lâu dài, trẻ sẽ phát triển không ổn định về mặt cảm xúc và khó kiểm soát các tính cách cảm xúc của bản thân.
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Daniel Goleman đã viết trong cuốn sách: "Trí tuệ cảm xúc": "Cuộc sống gia đình là trường học đầu tiên chúng ta học về cảm xúc. Cha mẹ có EQ cao sẽ có những đứa con EQ cao. Cha mẹ có EQ thấp có tác động tiêu cực đến sự phát triển của con cái".
Trong cuốn sách "Nuôi dạy con thông minh bằng cảm xúc cao" có viết: "Giáo dục con cái bắt đầu từ việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của cha mẹ. Hãy kiểm soát những cảm xúc tồi tệ của bản thân, lắng nghe và cảm nhận những cảm xúc của trẻ, đồng thời thể hiện tình yêu thương của bố mẹ thành lời nói và hành động mà trẻ có thể hiểu được".
Cha mẹ EQ cao không chỉ kiểm soát cảm xúc của chính bản thân mình mà còn có thể điều khiển cảm xúc của con cái. Chỉ bằng cách chấp nhận cảm xúc của bản thân, tôn trọng ý kiến và quan tâm đến nhu cầu của con cái, trẻ mới tăng trí thông minh cảm xúc trong quá trình phát triển trí tuệ của chúng.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.