Giáo sư nổi tiếng tuyên bố: Trẻ có EQ thấp thường lớn lên trong 3 kiểu gia đình này, bố mẹ cần sớm thay đổi

(lamchame.vn) - Dạy con là cả một hành trình, đặc biệt việc nâng cao trí tuệ cảm xúc cho trẻ không phải điều đơn giản.

Cũng như việc dạy con tập nói hay tập đếm, việc phát triển EQ cho trẻ vô cùng quan trọng. Daniel Goleman, tiến sĩ tâm lý học tại ĐH Harvard cho biết: “20% tương lai của một đứa trẻ phụ thuộc vào chỉ số IQ, và 80% phụ thuộc vào EQ". Chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient) gọi tắt là EQ, dùng để chỉ phẩm chất của một người về mặt cảm xúc, ý chí và sự tự chủ.

Nếu như IQ được bổ sung ở sách vở và trường lớp thì EQ của trẻ được rèn luyện thông qua cuộc sống. Cha mẹ chính là những người bạn đồng hành cùng con mình trên chặng đường phát triển.

Giáo sư Lý Mai Cẩn, giảng dạy tại ĐH Công an Nhân dân Trung Quốc là gương mặt quen thuộc với nhiều bậc cha mẹ. Bà thường xuyên chia sẻ những bài giảng, lời khuyên và những cuốn sách kinh điển về nuôi dạy con cái, là “kim chỉ nam” cho nhiều phụ huynh học hỏi.

Giáo sư nổi tiếng tuyên bố: Trẻ có EQ thấp thường lớn lên trong 3 kiểu gia đình này, bố mẹ cần sớm thay đổi- Ảnh 1.

Là một chuyên gia về tâm lý vị thành niên, Giáo sư Lý Mai Cẩn đã chỉ ra những đứa trẻ lớn lên trong 3 kiểu gia đình này khó có cơ hội phát triển chỉ số EQ.

Cha mẹ có mối quan hệ không tốt

Giáo sư Lý Mai Cẩn cho rằng, cuộc sống gia đình quyết định phần lớn tính cách và chỉ số EQ của những thành viên sống trong đó. Ở những gia đình cha mẹ thường xuyên cãi vã, thậm chí xảy ra xô xát vì những chuyện nhỏ nhặt, trẻ sẽ có xu hướng nóng tính, hay cáu gắt. Thậm chí những câu nói buông ra trong lúc bực bội còn vô tình làm tổn thương con trẻ.

Cha mẹ là tấm gương lớn cho con cái, việc không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân sẽ rất khó dạy dỗ các con. Chính vì vậy, cha mẹ cần kiểm soát mọi hành vi và lời nói của mình khi có con mình ở bên.

Cha mẹ quá khắt khe

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, tính tốt hay tính xấu của trẻ phải bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Vì vậy, cha mẹ tăng cường quản lý con cái từ những chuyện nhỏ nhất như món ăn, sinh hoạt hàng ngày của trẻ đến việc lớn như những người bạn con nên chơi cùng.

Giáo sư nổi tiếng tuyên bố: Trẻ có EQ thấp thường lớn lên trong 3 kiểu gia đình này, bố mẹ cần sớm thay đổi- Ảnh 2.

Giáo sư Lý Mai Cẩn cho rằng đa số các bậc phụ huynh kiểm soát mạnh mẽ như vậy đều muốn con cái họ lớn lên dưới sự kiểm soát của mình. Nhưng họ không biết rằng những trẻ em có cha mẹ nghiêm khắc thì dễ có những hành vi liều lĩnh, vượt ra khỏi khuôn phép. Bổ sung cho quan điểm này, Tiến sĩ tâm lý Rochelle F. Hentges thuộc Đại học Pittsburgh cũng cho rằng cách giáo dục quá khắt khe có thể phản tác dụng, khiến các em dễ dính líu đến các hành vi phạm pháp. Tình trạng này đe dọa các nỗ lực giáo dục người trẻ trong tương lai.

Các chuyên gia cho rằng các phụ huynh hoàn toàn có thể hạn chế tác động tiêu cực từ cách dạy dỗ khắt khe bằng cách thiết lập mục tiêu và chiến lược cho trẻ, tăng cường thực hành và tham gia các hoạt động nhóm.

Cha mẹ quá nhu nhược

Trẻ có chỉ số EQ thấp thường có 5 biểu hiện dưới đây, cha mẹ sửa ngay cho  con còn kịp

Ở một diễn biến khác, những bậc cha mẹ quá mềm mỏng đến mức nhu nhược cũng khó lòng định hướng, bồi dưỡng EQ cao cho con được. Bản thân họ không dám bộc lộ cảm xúc của mình, lúc nào cũng nhún nhường, người khác bảo gì nghe nấy, không có chính kiến trong việc giáo dục con cái.

Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình như vậy sẽ không có được định hướng tốt, dễ nhút nhát, không biết nói câu từ chối, từ đó dễ chịu thiệt hơn.

Làm thế nào để nâng cao chỉ số EQ cho trẻ?

Trong một bài phát biểu, Giáo sư Lý Mai Cẩn đã chia quỹ đạo cuộc đời của trẻ em thành nhiều giai đoạn chính. Trong đó, 3-6 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển nhân cách của trẻ.

Theo bà, trước hết cha mẹ cần dạy trẻ cách đối phó với những cảm xúc của mình. Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc đó và hướng dẫn trẻ cách xử lý. Ví dụ, khi trẻ đang khóc hãy đồng cảm xúc buồn bã của chúng: "Bố mẹ biết con buồn, bố mẹ có thể giúp gì cho con?" Khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn cơn giận của con, nói chuyện để trẻ biết bố mẹ hiểu cảm xúc của chúng. Nên sử dụng "Ừ", "Ồ" và "xin lỗi" khi giao tiếp để xoa dịu trái tim và giải phóng cảm xúc tiêu cực của trẻ.

Lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất đối với một đứa trẻ có EQ cao. Chỉ có lạc quan mới giúp trẻ đối mặt với mọi vấn đề một cách chủ động, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.

Chuyên gia nuôi dạy trẻ đưa ra lời khuyên để trau dồi thái độ lạc quan của trẻ bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng. Ví dụ, để trẻ dọn đồ chơi, bố mẹ có thể nói: “Chiếc xe của con đang rất nhớ nhà đó”; “Các khối lego đều đang buồn ngủ đã đến giờ về nhà ngủ rồi”; “Bút và nắp là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau nào”... Ngoài ra bố mẹ cũng có thể cùng con đọc “câu thần chú”: “Không sao đâu” để con tự tin đối mặt với khó khăn.

Việc rèn luyện và nâng cao chỉ số EQ cho trẻ là một hành trình dài. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn trẻ cẩn thận chắc chắn trẻ sẽ có những bước tiến

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang