Giáo sư tâm lý học tội phạm: Nguyên tắc "3 không chiều, 2 không lo" sẽ giúp bố mẹ đào tạo được những đứa con vượt trội ai cũng ngưỡng mộ

Giáo dục gia đình sẽ đóng vai trò 'khai sáng' đối với một đứa trẻ. Vì vậy, phụ huynh càng phải nắm vững được các quy tắc và giới hạn, đồng thời tránh sự nuông chiều mù quáng.

Giáo dục gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Từ những giao tiếp và trong các hoạt động hàng ngày, bố mẹ chính là người hướng dẫn và là tấm gương để giúp trẻ có được nhận thức về cuộc sống, hiểu được các nguyên tắc sống, từ đó hình thành nhân cách của chính mình.

Giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn: Nguyên tắc
 

Thực tế giáo dục gia đình sẽ đóng vai trò "khai sáng" đối với một đứa trẻ, trước khi chúng có thể nhận được sự giáo dục từ nhà trường và xã hội. Cũng chính vì điều này, phụ huynh càng phải quan tâm hơn đến phương pháp tiếp cận và giáo dục trong quá trình nuôi dạy trẻ, phải nắm vững được các quy tắc và giới hạn, đồng thời tránh sự nuông chiều mù quáng. 

Về vấn đề này, giáo sư tâm lý học tội phạm Lý Mai Cẩn đã đưa ra nguyên tắc "3 không chiều, 2 không lo" để giúp phụ huynh có thể rèn luyện và giáo dục con cái một cách đúng đắn. Bà cho biết: "Trong quá trình trưởng thành của trẻ, phụ huynh không chỉ giúp con hiểu được về tình yêu thương mà còn phải khiến chúng cảm thấy kính nể. Nếu có thể giữ vững được những nguyên tắc này, đứa trẻ chắc chắn sẽ ngoan ngoãn, hiếu thuận, lớn lên cũng dễ có một tương lai vượt trội hơn".

Giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn: Nguyên tắc

3 hành vi tuyệt đối không được chiều

Khi trẻ vượt quá giới hạn cuối cùng

Dù tình thương của bố mẹ dành cho con cái như trời bể, bố mẹ có thể cho con mọi thứ, bỏ qua hết mọi sai lầm nhưng trẻ phải hiểu rằng đâu là giới hạn cuối cùng tuyệt đối sẽ không được dung túng. 

Quan niệm đúng sai chính là nền tảng tạo dựng chỗ đứng của trẻ sau này trong xã hội, hình thành nên nhân cách của trẻ khi trưởng thành. Chính vì vậy, bố mẹ phải là người uốn nắn hành vi của con bằng việc thiết lập giới hạn và đảm bảo con hiểu được giới hạn của mọi tình huống cũng như hành vi của con. 

Khi con xâm phạm giới hạn này thì ngoài việc nhắc nhở thì việc trừng phạt hợp lý để con ghi nhớ sâu sắc bài học cũng rất cần thiết. 

Khi trẻ thường xuyên nổi giận, mất bình tĩnh 

Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển nổi loạn khác nhau và chúng có thể sẽ rất nóng nảy, hay giận dỗi, nổi nóng và la hét. Lúc này điều phụ huynh cần làm là giúp cho con hiểu và giải tỏa cảm xúc một cách tích cực. Đó cũng là quá trình giúp con rèn luyện trí tuệ cảm xúc, để con có đủ tinh thần vững mạnh làm hành trang bước vào cuộc sống khi trưởng thành.

Nóng giận không phải là cách thức để trẻ có được điều chúng muốn. Khi con thường xuyên nổi nóng, bố mẹ tuyệt đối không nên nuông chiều mà phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn: Nguyên tắc
 

Khi trẻ có thái độ thiếu tôn trọng người khác

Phụ huynh đừng nên lấy lý do con còn nhỏ không biết gì để làm cái cớ bao biện cho sự thất bại trong cách giáo dục con cái của mình. Trên thực tế, sự tôn trọng đối với người xung quanh, đặc biệt là người lớn tuổi chính là giá trị đạo đức cơ bản mà ngay từ nhỏ trẻ cần được làm gương và học theo. 

Việc không tôn trọng người lớn, xấc xược với thầy cô, ăn hiếp các em nhỏ hay bạn bè yếu thế hơn đều là những hành vi không thể dung dưỡng, cần phải ngăn chặn và sửa chữa ngay từ đầu đối với một đứa trẻ.

2 điều tuyệt đối không nên lo

Việc trẻ có thể tự làm một mình

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập và chúng có thể tự hoàn thành những việc nhỏ tùy theo độ tuổi. Rất dễ thấy nhiều bố mẹ vì quá lo lắng cho con hoặc cho rằng con còn quá nhỏ nên luôn bao bọc, nuông chiều con một cách quá đáng. Điều này đã bóp nghẹt không gian tự do phát triển của trẻ và biến chúng trở thành những đứa bé nhút nhát, vô trách nhiệm, chỉ biết dựa dẫm vào bố mẹ. Những đứa trẻ như vậy về cơ bản sẽ không có cơ hội thành công.

Khi con gặp một tình huống khó khăn, bố mẹ hãy chờ đợi, cho con chút thời gian để con cố gắng giải quyết vấn đề thông qua suy nghĩ và hiểu biết của chính mình. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc rèn tính tự giác, khả năng tư duy và giúp cho con tự tin hơn khi lớn lên.

Giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn: Nguyên tắc

Những thứ con phải chịu trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm của trẻ phải được giáo dục ngay khi còn nhỏ, để khi gặp thất bại, trẻ có thể dũng cảm nhận trách nhiệm , bình tĩnh đối mặt và kịp thời tìm ra giải pháp cho vấn đề. Một đứa trẻ vô trách nhiệm với bản thân khi lớn lên khó có thể trở thành người có ích cho xã hội. 

Để giúp cho trẻ có thể hiểu được điều này, bố mẹ phải là người làm gương bằng thái độ sống trách nhiệm của mình. Không nên mù quáng bảo bọc hoặc giúp con giải quyết hậu quả mà hãy để con học tập từ sự thất bại để trở thành người tốt hơn. 

Sự trưởng thành trẻ không thể tách rời sự giáo dục của phụ huynh, chỉ có giáo dục tốt mới có thể làm cho trẻ trở nên tốt hơn. Vì vậy mỗi bậc cha mẹ càng phải học hỏi nhiều hơn nữa, chỉ có như vậy mới có thể nuôi dạy được những đứa trẻ thực sự xuất sắc.

(Nguồn: 163)

 

Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/giao-su-tam-ly-hoc-toi-pham-nguyen-tac-3-khong-chieu-2-khong-lo-se-giup-bo-me-dao-tao-duoc-nhung-dua-con-vuot-troi-ai-cung-nguong-mo-162210906220753773.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang