Những ngày qua, nhiều DN trong các Khu công nghiệp (KCN) tại Bình Dương đã tổ chức "3 tại chỗ", tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã xảy ra dịch bệnh buộc phải tạm dừng hoạt động. Dư luận đặt ra nhiều vấn đề trong khi quá trình triển khai "3 tại chỗ", làm sao để không lây chéo.
Một số DN tại KCN Quang Minh cho rằng, nếu áp dụng "3 tại chỗ" kéo dài theo dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của người lao động. Ngoài ra, chi phí duy trì "3 tại chỗ" khá cao, DN vừa phải trang bị cơ sở vật chất sinh hoạt, vừa phải lo ăn uống ngày 3 bữa và xét nghiệm COVID-19 định kỳ cho người lao động, tạo ra gánh nặng không nhỏ đối với nhiều DN trong giai đoạn sản xuất kinh doanh khó khăn. Theo các DN, việc quan trọng nhất hiện nay là cần "phủ sóng" vắc - xin cho toàn bộ công nhân lao động.Tại KCN Thăng Long, toàn bộ các DN đã thực hiện chặt chẽ công tác phòng dịch từ đường di chuyển của các công nhân, từng vị trí ngồi trên xe đưa đón, vị trí ngồi ăn trưa đều được DN sắp xếp cẩn thận và sẵn sàng truy vết khi phát hiện ca bệnh.
Đại diện UBND huyện Mê Linh cho biết, mới đây, huyện đã tiêm đợt 6 cho các công nhân làm việc tại các DN trên địa bàn, đặc biệt là trong các KCN. Trong ngày 31/7, lực lượng chức năng, y tế ở Mê Linh đã tiêm được 13.000 mũi; ngày 1/8 tiêm được 10.000 mũi. Huyện Mê Linh đang tổng hợp phương án "3 tại chỗ" của gần 100 DN nhưng chỉ có ít DN đáp ứng đủ điều kiện thực hiện "3 tại chỗ". "Hiện nay, chúng tôi đang kiểm soát chặt công nhân theo giấy quản lý công nhân và phương án "1 cung đường 2 điểm đến", một lãnh đạo huyện nói.
Chỉ áp dụng khi điều kiện cho phép
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng cho biết thêm, thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND, Sở đã đôn đốc các DN xây dựng kịch bản, phương án phòng, chống dịch; rà soát, tổng hợp danh sách các đối tượng có nguy cơ cao, cần theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình của các đơn vị.
Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng, cung cấp giải pháp khai báo phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến cho các DN, cơ sở sản xuất. Đây là kênh thông tin, cơ sở dữ liệu cập nhật trực tuyến, tự động tổng hợp theo thời gian thực, giúp DN quản lý lực lượng lao động và hỗ trợ cơ quan quản lý triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch.
Được biết, tính đến thời điểm này, đã có 140 DN xây dựng phương án "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 điểm đến"; 571 cơ sở sản xuất thực hiện khai báo phòng, chống dịch COVID-19 trên hệ thống khai báo trực tuyến do Sở Công Thương cung cấp.
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (BQL KCN), Hà Nội hiện nay chưa áp dụng "3 tại chỗ" mà mới yêu cầu các DN thực hiện nghiêm nguyên tắc "1 cung đường, 2 điểm đến" trong quá trình đưa đón công nhân; tuyên truyền nâng cao ý thức của cán bộ, người lao động trong thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh...
BQL KCN cũng đang yêu cầu các DN xây dựng phương án "3 tại chỗ" để tổng hợp báo cáo thành phố, tuy nhiên các DN đáp ứng được điều kiện ăn ở, làm việc tại chỗ khá ít. "Đa số không đủ điều kiện, như trường hợp Cty TNHH Thời trang Star thuộc KCN Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), ngay khi phát hiện ca F0 toàn bộ nhà máy phải dừng hoạt động và yêu cầu gần 800 công nhân cách ly tại nhà", đại diện BQL nói.
Theo đại diện BQL KCN, thời điểm các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc áp dụng "3 tại chỗ" là khi dịch bệnh chưa bùng phát, đến thời điểm này dịch bệnh diễn biến khác nên khó áp dụng theo mô hình này. Theo phương án đang được cân nhắc thì chỉ xem xét các đơn vị đủ điều kiện cơ sở vật chất, kèm theo điều kiện số lượng công nhân chỉ từ 500 trở xuống. Khi áp dụng cần rút lượng công nhân tham gia sản xuất còn 30-40%.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.