Hà Nội: Con 3 tuổi lanh lợi bỗng lầm lì không nói, mẹ bàng hoàng khi biết bé bị tự kỷ thoái lui

Mới đây câu chuyện buồn của người mẹ có con mắc chứng tự kỷ thoái lui đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các bà mẹ khác.

Sinh ra khỏe mạnh, bình thường lên 3 tuổi đột nhiên bị tự kỷ

Trong dòng tâm sự đăng tải trên một group dành cho hội bỉm sữa, người mẹ này đã kể lại câu chuyện về cậu con trai 3 tuổi mắc chứng tự kỷ thoái lui của mình. Theo chia sẻ của người mẹ này, chị có một bé trai 3 tuổi rất thông minh, lanh lợi, đi học luôn được cô giáo khen là nhanh nhẹn hơn so với các bạn cùng tuổi khác.

Thế nhưng đột nhiên chị thấy con có biểu hiện lầm lì, ít nói, không thích hoạt động, hỏi cũng không thưa. Ban đầu chị nghĩ bé bị khủng hoảng tâm lý do biến cố gia đình. Nhưng thấy tình trạng của con ngày càng nghiêm trọng hơn nên chị đã cho bé đi khám. Không ngờ rằng, sau khi làm các kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán con bị mắc phải căn bệnh tự kỷ thoái lui. Trẻ khi mắc bệnh thay vì phát triển lên, sẽ thoái lui dần về tâm lý và nếu không điều trị sẽ trở thành đứa trẻ chưa biết gì như vừa mới sinh ra.

Hiện tại, người mẹ này đang vô cùng hoang mang lo lắng và cùng rất buồn, bởi con sinh ra khỏe mạnh, bình thường thế nhưng đột nhiên lại mắc bệnh khiến chị không biết phải làm sao.

Hội chứng tự kỷ thoái lui là gì?

Tự kỷ và rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là hai thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nhóm các rối loạn phức tạp của sự phát triển não bộ. Những rối loạn này gây ra những khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi lặp lại ở những mức độ khác nhau.

Xu hướng tự kỷ thoái lui xuất hiện ở những trẻ dường như phát triển bình thường hay gần bình thường, nhưng rồi sự chậm phát triển các kỹ năng bộc lộ rõ ở trước tuổi lên 3 (chiếm 44%).

Xu hướng thoái lui xuất hiện ở những trẻ phát triển dường như bình thường hoặc gần như bình thường (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu, trẻ mà thoái lui có xu hướng bị tự kỷ nặng hơn. Chúng có nguy cơ cao hơn trong việc không thể diễn đạt và cũng cần được quan tâm, giáo dục nhiều hơn các nhóm khác. Nói cách khác, sự thoái lui càng rõ rệt thì tự kỷ càng nặng nề sau này.

Dấu hiệu tự kỷ ở độ tuổi 2 – 3 tuổi

- Trẻ gần như lúc nào cũng lủi thủi một mình, không thích chơi hay nói chuyện với trẻ khác.

- Ngay cả những câu đơn giản nhất chỉ gồm 2 từ trẻ cũng không hoặc hiếm nói được.

- Khi muốn ba mẹ hay ai đó làm gì cho mình, trẻ thường không nói mà chỉ kéo tay yêu cầu.

- Trẻ hay sử dụng đồ chơi “loạn xì ngầu”, bừa bãi, không dùng đúng mục đích, tích chất của từng món đồ chơi.

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ để điều trị sớm (Ảnh minh họa)

- Trẻ hay bị hoảng sợ, kích động vô cớ nhưng đôi lúc lại “liều lĩnh”, không biết sợ trước các tác động khác.

- Trẻ không nghe lời hoặc không hiểu những chỉ dẫn của ba mẹ, thường bỏ ngoài tai, ba mẹ nói một đường, trẻ làm một nẻo.

- Dù đồng ý hay không đồng ý trẻ cũng không biết thể hiện qua gật đầu hay lắc đầu.

- Ba mẹ rất khó nhìn thẳng vào mắt trẻ, trẻ luôn nhìn láo liêng, ba mẹ gọi cũng không chú ý.

- Trẻ có vẻ tăng động, thích ngọ ngoạy luôn tay luôn chân, chạy vòng vòng, xoay vòng vòng chứ ít khi ngồi im.

- Trẻ có thể biết nói nhưng sau đó bỗng ngưng nói không rõ nguyên nhân.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang