Sáng 8/9, Sở Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 Thành phố họp trực tuyến với Sở Chỉ huy các cấp về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và triển khai kế hoạch xét nghiệm, tiêm chủng vaccine diện rộng.
Trong ngày 7/9, Hà Nội ghi nhận tổng 41 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 7 ca ngoài cộng đồng, 34 ca trong khu cách ly, phong tỏa. Cộng dồn số ca mắc trong đợt dịch thứ 4 tính từ ngày 27/4, thành phố có tổng 3.660 ca, trong đó 1.578 ca ngoài cộng đồng và 2.082 ca đã được cách ly.
Tính đến 15h chiều 8/9, thành phố có 601 điểm phong tỏa. Các địa phương còn điểm phong tỏa, gồm Đống Đa (20), Thanh Xuân (19), Hoàng Mai (14), Hà Đông (9), Đan Phượng (6), Thanh Trì (6), Ba Đình (4), Hai Bà Trưng (3), Nam Từ Liêm (2), Bắc Từ Liêm (2), Đông Anh (2), Long Biên (2), Mê Linh (2), Hoàn Kiếm (2), Hoài Đức (1), Phú Xuyên (1), Gia Lâm (1), Sóc Sơn (1), Tây Hồ (1) với khoảng 29.000 người.
Về công tác tiêm chủng vaccine Covid-19, theo kế hoạch Hà Nội được Bộ Y tế phân bổ 3.302.050 liều. Trên thực tế, hiện 3.109.270 liều đã về kho Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội và phân bổ cho các đơn vị.
Cộng dồn đến 12h ngày 7/9, thành phố đã tiêm được 2.512.262 liều (đạt tỷ lệ 80,8% số lượng vaccine được cấp), gồm 2.236.283 mũi 1, 275.979 mũi 2 cho 2.236.283 người (đạt tỷ lệ 26,9% dân số).
Hà Nội cho biết lũy kế đến nay có 6.396.306 tờ khai y tế, riêng ngày 8/9 có 564 trường hợp khai báo có triệu chứng ho, sốt, khó thở.
Đến nay, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 1,63 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với kinh phí 468,674 tỷ đồng.
Ngày 8/9, Hà Nội có 564 trường hợp khai báo có triệu chứng ho, sốt, khó thở (Ảnh minh họa: Viết Thanh)
Thành phố tổ chức phun khử khuẩn các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn trước khi đón học sinh quay trở lại học trực tiếp. Triển khai kế hoạch đảm bảo hàng hóa, chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm hỗ trợ tối đa cho các hệ thống phân phối trên địa bàn hoạt động bình thường. Đặc biệt có phương án hỗ trợ các điểm bán bị đóng cửa được mở cửa lại trong thời gian sớm nhất, chỉ đạo cụ thể thời gian đóng, mở cửa trở lại để giúp doanh nghiệp chủ động triển khai phương án bán hàng phục vụ nhân dân.
Trong trường hợp có các điểm bán trên địa bàn bị đóng cửa đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã cho triển khai tổ chức bán hàng lưu động, mở thêm các điểm bán, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện (địa điểm, nhân sự, vận chuyển, đơn vị cung ứng hàng hóa, phương án đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 tại điểm bán….) để đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ cho người dân cho người dân trên địa bàn.
Đồng thời, thành phố tiếp tục rà soát các khu nhà ở công nhân, nhà trọ có công nhân đang sinh sống và người dân khu vực lân cận, đề xuất các điểm bán hàng lưu động, phối hợp với Sở Công Thương, các doanh nghiệp triển khai bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu của người lao động.
Đối với các địa phương có các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh hàng hóa… thuộc hệ thống phân phối có liên quan đến trường hợp dương tính SARS-CoV-2, đề nghị UBND quận/huyện chỉ đạo phòng, ban liên quan hướng dẫn các điểm bán thực hiện đúng quy trình đóng cửa/ngừng hoạt động và mở cửa trở lại đối với các điểm bán khi xuất hiện trường hợp F0 tại các điểm bán trên địa bàn thành phố Hà Nội để sớm mở cửa hoạt động trở lại đảm bảo cung cấp hàng hóa phục vụ nhân dân.
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.