Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống “vùng cam” ở Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn

Vừa mới được mở bán chưa lâu, nhiều cửa hàng kinh doanh ăn uống thuộc 'vùng cam' ở Hà Nội lại đang mắc kẹt giữa 2 lựa chọn đóng hay tiếp tục mở hàng quán để duy trì kinh doanh khi “càng cố càng lỗ”.

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 1.

Những ngày cuối năm được xem là mùa cao điểm để tiểu thương kinh doanh, phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Năm nay dịch Covid-19 kéo dài nên thời điểm này càng là lúc những người làm chủ hi vọng vớt vát kinh tế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều hàng quán tại các khu vực có nguy cơ cao (vùng cam) như quận Đống Đa, Hai Bà Trưng luôn trong tình trạng vắng bóng người qua lại do không phải mặt hàng thiết yếu.

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 2.

Mở cửa trở lại chưa được bao lâu, giờ đây các cơ sở kinh doanh ăn uống lại trong cảnh "cửa đóng, then cài".

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 3.

Chị Thúy Hằng, chủ một quán ăn trên đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) không khỏi lo lắng trước tình trạng đang “vào mùa” kinh doanh cuối năm nhưng lại chỉ được bán mang về khiến doanh thu của gia đình chị bị giảm đáng kể. "Năm nay đúng là quãng thời gian đáng quên của nghề. Buôn bán bấp bênh, nay đóng mai mở, nguồn thu của cả gia đình tôi chỉ dựa vào quán ăn vỏn vẹn hơn 15m2 này nhưng càng cố cầm cự gia đình tôi càng lỗ vốn”, chị Hằng chia sẻ.

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 4.

Không chỉ riêng chị Hằng, mà với nhiều người làm chủ khác, năm nay gần như các cơ sở kinh doanh không thể hoạt động yên ổn. Trước tình hình dịch bùng phát như hiện tại, nhiều người bày tỏ lo lắng vì việc bán hàng mang về không mang lại lợi nhuận.

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 5.

Không chịu được nhiệt, nhiều mặt bằng kinh doanh ăn uống đóng cửa suốt nhiều tháng qua.

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 6.

Để tránh phát sinh chi phí, nhiều chủ cửa hàng, quán cà phê đã chọn cách tạm đóng cửa.

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 7.
 
Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 8.

Cũng như quận Đống Đa, vì tình hình dịch COVID-19 gia tăng, quận Hai Bà Trưng cũng đã tăng cường biện pháp phòng dịch. Trong đó, các đơn vị kinh doanh ăn uống cũng chỉ được bán mang về.

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 9.

Chủ một quán cà phê trên phố Hàng Chuối, quận Hai Bà Trưng than thở: "Mặt bằng thuê quán đắt đỏ, nhưng việc kinh doanh ảm đạm cứ kéo dài mãi không có hồi kết".

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 10.

Nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống đang đắn đo, lựa chọn giữa việc đóng hay tiếp tục mở cửa quán để duy trì kinh doanh bởi “càng cố càng lỗ”. “Trước cửa hàng có 5, 7 nhân viên, giờ chỉ còn 2 người. Nhưng với tình hình hiện tại, tôi đang cân nhắc để nhân viên về quê vì ở lại cũng không có việc để làm. Nhưng nếu đóng cửa nghỉ kinh doanh thì tiền thuê mặt bằng luôn là nỗi ám ảnh. Cả chủ và nhân viên chúng tôi đang đứng trước nguy cơ mất tết”, chủ quán cafe chia sẻ.

Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 11.
 
Hàng loạt cơ sở kinh doanh ăn uống ở “vùng cam” Hà Nội trước nỗi lo mất Tết, càng cố cầm cự càng lỗ vốn - Ảnh 12.

Với tình hình dịch bệnh lúc nào cũng có thể bùng phát trở lại, nhiều chủ hàng quán ăn dịch vụ lo lắng mất mùa tết năm nay.

 

Theo Nhịp Sống Việt

 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang