Hạnh phúc là phải biết tha thứ: Học 3 THÓI QUEN để chữa lành tâm hồn, hàn gắn vết thương, tìm lại ý nghĩa cuộc sống

Cho phép bản thân được đau khổ cũng là cách để bản thân có thể đứng lên từ khổ đau.

Bất kể bạn làm gì, chỉ cần bỏ ra tình cảm thì sẽ gặp phải tổn thương. Điều này không một ai có thể tránh khỏi. Nhiều người sau khi nhận về đầy thương tổn thì chọn cách không tin vào tất cả, o bế bản thân trong vỏ bọc khép kín, đặc biệt là phụ nữ.

Có người nuôi thú cưng nhiều năm để rồi phải chứng kiến cảnh chúng rời xa vì tuổi già, thế là họ chọn cách không nuôi bất kỳ con vật nào nữa vì sợ cảnh chia ly lặp lại. Nhiều người tổn thương sau cuộc tình thì không cho phép bản thân tiếp nhận bất kỳ đối tượng nào khác vì sợ trái tim lại vụn vỡ. 

Biết tha thứ thì mới bình yên: Học 3 THÓI QUEN để chữa lành tâm hồn, hàn gắn vết thương, tìm lại ý nghĩa cuộc sống - Ảnh 1.
 

Tất cả những điều này đều vì sợ hãi bản thân lại tiếp nhận thương đau. Thật ra, bản chất của mỗi người là luôn khát khao mình được hạnh phúc, bình yên. Điều quan trọng là trước khi chấp nhận cái mới, con người phải chữa lành những vết thương tồn đọng trong tâm hồn. 

Cho dù gặp phải bất kỳ nỗi đau nào, bạn cũng phải tìm cách để chữa lành cho bản thân, đừng khiến chính mình mãi chìm sâu vào bóng tối, mất hết niềm tin vào cuộc sống, bởi lẽ thế gian này còn nhiều thứ để chúng ta khám phá và chiêm nghiệm. 

1. Thay đổi cách suy nghĩ của bản thân 

Biết tha thứ thì mới hạnh phúc: Học 3 PHƯƠNG PHÁP để chữa lành tâm hồn, hàn gắn vết thương, tìm lại ý nghĩa cuộc sống - Ảnh 2.
 

Tìm thấy được vết thương lòng, bạn phải thấu hiểu được 5 giai đoạn diễn biến cảm xúc của mình:

Một, phủ định. Khi bị tổn thương tình cảm, bạn sẽ bắt đầu phủ định mọi thứ, bao gồm lỗi lầm, đau khổ,... và thậm chí là phủ định cả bản thân, nghĩ rằng mình không đáng để được yêu thương. 

Hai, tức giận. Bạn sẽ tức giận với những gì đối phương đã gây ra, hoài nghi vì sao người kia làm như vậy và ra đi. 

Ba, đấu tranh. Trong đầu của bạn xuất hiện sự đấu tranh kịch liệt giữa một bên hận thù đối phương và một bên cố gắng tìm lý do để bênh vực cho người kia, thậm chí sự mâu thuẫn này còn có thể cực đoan đến nỗi khiến bạn không còn nhận ra chính mình.

Bốn, uất ức. Nếu không thể thoát ra khỏi hố sâu đau khổ, bạn sẽ tiến đến trạng thái uất ức mệt mỏi. Mỗi ngày, bạn đều chất vấn bản thân thế này thế kia, mất hết niềm tin vào cuộc sống. 

Năm, chấp nhận. Qua một thời gian sau, bạn bắt đầu chấp nhận sự ra đi của đối phương. Đây cũng là giai đoạn tâm thái bình tĩnh nhất vì phát hiện người kia không còn quan trọng như vậy nữa. 

Việc tiếp theo mà bạn phải làm là thay đổi cách nghĩ của bản thân, không còn sợ tổn thương và học cách thản nhiên tiếp nhận nó. Bởi lẽ, phản ứng của mỗi người trước sự mất mát chính là đau khổ.

Đau khổ là chuyện bình thường, nhưng tìm cách chữa lành mới là quan trọng nhất. Một sự thật là bất kỳ người nào cũng có thể khiến bạn tổn thương, nhưng không một ai có thể chữa lành cho bạn. 

Suy nghĩ ở góc độ khác, bạn sẽ phát hiện mất mát cũng mang lại rất nhiều điều tích cực, vì mọi thứ trên đời này đều có hai mặt của nó, chỉ là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và điều hướng cảm xúc của bạn mà thôi. 

2. Chấp nhận sự tồn tại của thương tổn 

Biết tha thứ thì mới hạnh phúc: Học 3 PHƯƠNG PHÁP để chữa lành tâm hồn, hàn gắn vết thương, tìm lại ý nghĩa cuộc sống - Ảnh 4.
 

Nhiều người khi đối diện với mất mát thường ôm thái độ không chịu chấp nhận, vì sợ bị người khác chê cười, sợ bị người xung quanh đổ dồn quan tâm.

Thế nhưng, trải qua thương đau mới có thể bước ra khỏi đau khổ. Người chưa từng chịu thương tổn thì thật sự rất khó vượt qua mọi chuyện. Vậy nên, hãy dùng tâm thái bình thường để đón nhận đau khổ, ban đầu có hơi chật vật nhưng rồi cũng sẽ vượt qua.

Để có thể chấp nhận được hiện thực, bạn có thể tự hỏi bản thân những điều tương tự như: Vì sao bạn không thừa nhận bản thân đang đau khổ? Vì sợ bị người khác cười chê hay sợ được quan tâm? Có phải bạn đang lo lắng cho người khác vì họ quan tâm đến mình không? 

Lúc này, trong đầu bạn có thể đã có đáp án từ lâu, chỉ là bạn chưa dám đối mặt mà thôi. Tự chất vấn chính mình là cơ hội để bản thân nhìn nhận lại tất cả, để từ đó có thể quyết định đúng đắn hơn.

Cho phép bản thân được đau khổ cũng là cách để bản thân có thể đứng lên từ khổ đau.

3. Tập sống với cảm xúc tiêu cực và học cách tha thứ cho người đã gây ra thương tổn 

Biết tha thứ thì mới hạnh phúc: Học 3 PHƯƠNG PHÁP để chữa lành tâm hồn, hàn gắn vết thương, tìm lại ý nghĩa cuộc sống - Ảnh 6.
 

Nếu cuộc sống không thể đạt được sự cân bằng trong cảm xúc thì bạn nên dành thời gian để làm những chuyện khiến bản thân bình tĩnh trở lại. Thử hít thở sâu khi cảm xúc tiêu cực trào dâng, nghĩ đến những chuyện khiến chúng ta vui vẻ, cố gắng làm những điều mình thích,... cũng là những cách hiệu quả khiến bạn bình ổn được tâm thái. 

Khoan dung là phẩm chất của người sáng suốt. Chúng ta cần phải chấp nhận việc con người ai cũng mắc sai lầm, đừng ôm thái độ thù hận với mọi thứ vì nó chỉ khiến chúng ta thêm mệt mỏi và hủy hoại tâm hồn.

Họ gây cho chúng ta đau khổ, nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nhìn nhận lại chính mình để quá khứ qua đi. Hãy dễ dàng với đời thì cuộc sống cũng đáp trả bằng hạnh phúc.

 

(Nguồn: Zhihu)

https://afamily.vn/biet-tha-thu-thi-moi-binh-yen-hoc-3-thoi-quen-de-chua-lanh-tam-hon-han-gan-vet-thuong-tim-lai-y-nghia-cuoc-song-20220303131212777.chn
 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang