Hết không khí nhiễm thủy ngân đến nguồn nước có chất gây ung thư, người dân Hà Nội đang sống trong bất an, sợ hãi

Sự cố môi trường sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông xảy ra cách đây chưa lâu, những hậu quả để lại còn chưa khắc phục hết thì người dân Thủ đô lại tiếp tục sống trong hoang mang, lo lắng khi nguồn nước cung cấp cho hàng chục nghìn dân bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Trong những ngày vừa qua, người dân tại các khu chung cư trên địa bàn các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông... phải sống trong hoang mang, lo lắng khi nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng khi có mùi clo khét lẹt, nồng nặc.

Theo kết luận từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế Thành phố công bố vào chiều nay, 15/10, các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các nhánh trên sông Đà chảy vào nhà máy nước sạch Sông Đà).

Tuy rằng, tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian nhưng điều này cũng không giảm đi sự lo lắng bất an của các cư dân khi sử dụng nguồn nước này lâu dài. Bởi chất Styren có trong nguồn nước tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm được xác định là chất có thể gây ung thư khi tiếp xúc lâu dài.

Chưa kể đến trong kết quả xét nghiệm các mẫu nước, chỉ tiêu về mùi vị cũng không đạt yêu cầu trong giới hạn cho phép.

Người dân Hà Nội sống trong bất an, sợ hãi khi nguồn nước sinh hoạt có chất gây ung thư cao gấp 1 - 3 lần giới hạn cho phép - Ảnh 1.

Người dân sử dụng máy lọc nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nỗi hoang mang lo lắng về nguồn nước có thể gây ô nhiễm chưa qua đi, những lo lắng khác về chỉ tiêu an toàn nguồn nước lại tiếp tục bủa vây người dân tại khu chung cư.

Sau khi có kết luận từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế Thành phố về các mẫu nước, ngay lập tức những khuyến cáo dành cho người dân không nên sử dụng nguồn nước có mùi lạ để nấu ăn lại càng tăng thêm nỗi lo lắng và cả phẫn nộ của cư dân các khu chung cư có nguồn nước bị ô nhiễm.

Chưa dừng lại ở đó, cho đến thời điểm hiện tại, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà chưa thể thay được toàn bộ hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn nước máy mà cư dân sử dụng vẫn là nguồn nước nhiễm Styren. Người dân được khuyến cáo không nên sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt kể cả tắm giặt.

Người dân Hà Nội sống trong bất an, sợ hãi khi nguồn nước sinh hoạt có chất gây ung thư cao gấp 1 - 3 lần giới hạn cho phép - Ảnh 2.

Người dân Hà Nội sống trong bất an, sợ hãi khi nguồn nước sinh hoạt có chất gây ung thư cao gấp 1 - 3 lần giới hạn cho phép.

Còn tại các bể tăng áp người dân đang sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp cũng được khuyến cáo chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Việc nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp.

Một số cư dân tại các khu chung cư bất an, lo lắng về những nguy hại của nguồn nước nhưng vẫn phải "chấp nhận" sống chung bởi họ không thể ngày nào cũng trông đợi vào nguồn nước sạch miễn phí mà BQL mua về cũng như việc mình phải tự bỏ tiền ra mua bình nước sạch bên ngoài.

"Nấu cơm, nước uống, rửa rau thì vợ tôi dùng nước lọc mua về, còn tắm giặt vẫn dùng tạm nhưng có vẻ bị ngứa. Đặc biệt, một số cháu nhỏ ở khu vực này có hiện tượng tiêu chảy, ngứa. Rất có thể nguồn nước nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng phần nào", một cư dân cho biết.

Người dân Hà Nội sống trong bất an, sợ hãi khi nguồn nước sinh hoạt có chất gây ung thư cao gấp 1 - 3 lần giới hạn cho phép - Ảnh 3.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong thời gian vừa qua tại các chung cư Hà Nội.

Cư dân lại càng bức xúc hơn khi công ty nước sạch Sông Đà (Viwasupco) không có bất cứ hành vi ứng cứu, ngăn chặn ô nhiễm cũng như về việc khắc phục hậu quả với người sử dụng nguồn nước.

Cũng cách đây không lâu, gần một nửa thành phố chìm trong ô nhiễm không khí sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông. Những hậu quả sau vụ cháy cho đến hiện tại vẫn còn khiến người dân sợ hãi. Ngay từ khi thông tin thủy ngân bị phát tán ra môi trường sau vụ cháy, người dân hết sức hoang mang, lo sợ bởi những tác hại của thủy ngân.

Kết quả mà TP Hà Nội công bố về mức độ ô nhiễm sau cháy cho thấy hàm lượng thủy ngân trung bình 24 giờ trong không khí đều nằm dưới ngưỡng giới hạn cho phép. Nhưng liên tục đã có những thông tin ngược lại về mức độ ô nhiễm mà vụ cháy mang lại càng khiến người dân hoang mang.

Qua đấu tranh, công ty Rạng Đông cuối cùng cũng đã thừa nhận 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thủy ngân lỏng, không phải hợp chất amalgam như báo cáo công ty này gửi đi sau sự cố, thậm chí có cả thủy ngân lỏng có độc tính cao hơn đã phát tán ra bên ngoài.

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang