Ngày nay, việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ để phòng và trị táo bón khá phổ biến.Tuy nhiên bạn có biết, chất xơ cũng cần được sử dụng đúng cách với liều lượng hợp lý để đem hiệu quả tốt mà không gây tác hại xấu tới sức khỏe của chúng ta.
|
• Định nghĩa:Trước hết, bạn cần biết chất xơ là gì?
Theo từ điển y khoa Medilexicon, chất xơ có nghĩa là “chất dinh dưỡng trong bữa ăn mà không bị tiêu hóa bởi men dạ dày ruột”. Nó là phần còn lại sau quá trình tiêu hóa và có hấp thu nước khi di chuyển qua đường ruột.
• Chất xơ có tác dụng gì?
Đối với hệ đường ruột, chất xơ đóng góp phần ổn định hệ tiêu hóa. Chất xơ có tác dụng kéo nước vào phân, làm phân mềm hơn và tăng kích thước, khối lượng phân, kích thích nhu động ruột, tạo cảm giác buồn đại tiện và dễ dàng đi ngoài hơn.
Bản chất của các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất xơ được cho rằng có tác dụng ngăn ngừa, điều trị chứng táo bón. Hãy lưu ý rằng, đừng nhầm lẫn các thực phẩm này với thuốc trị táo bón. Trên thực tế, các sản phẩm này đa phần cung cấp dạng chất xơ hòa tan.
Về bản chất, chất xơ được phân chia theo tính hòa tan thành 2 loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
|
Vậy chất xơ hòa tan là gì?
Chất xơ hòa tan là dạng chất xơ tan được trong nước. Khi đi vào ruột, nó bị tác động của vi khuẩn đường ruột, có thể hấp thu nước và trở thành dạng chất gel. Chất xơ hòa tan thường có trong các loại đậu, yến mạch, lúa mạch và một số loại trái cây…
Chất xơ không hòa tan
Chất xơ không hòa tan đúng như tên gọi của nó sẽ không tan trong nước, không thay đổi hình dạng khi đi qua đường ruột. Chất xơ không hòa tan có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, hạt, các loại trái cây và rau xanh đặc biệt là trong hạt, vỏ, thân cuống.
Cả 2 loại chất xơ này đều có tác dụng hỗ trợ trong trường hợp bị táo bón nhưng chất xơ không hòa tan có vẻ chiếm ưu thế hơn. Loại chất xơ này sẽ hấp thụ nước một phần, giúp làm xốp phân, kích thích nhu động ruột, giúp tống đẩy phân ra ngoài đường ruột nhanh hơn. Trong khi đó, loại chất xơ hòa tan, điển hình là FOS đóng vai trò chủ yếu là thức ăn tương thích cho các lợi khuẩn đường ruột, giúp chúng nhân nhanh số lượng, ổn định hệ vi sinh.
Dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ để hỗ trợ điều trị táo bón – không nên lạm dụng
Chất xơ nói chung và thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ nói riêng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị chứng táo bón lâu ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng cũng cần tuân theo 4 lưu ý sau:
1. Nhớ uống nước đầy đủ khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ
Việc uống nhiều nước là điều cực kì quan trọng khi sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ. Đặc biệt người bị táo bón cũng nên đảm bảo ít nhất 1.5 – 2L nước mỗi ngày để giúp phân mềm hơn, đại tiện dễ hơn.
2. Lượng chất xơ khuyến cáo
Chất xơ rất có lợi cho sức khỏe của cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên việc bổ sung chất xơ cần tuân theo nhu cầu cơ thể cũng như chế độ dinh dưỡng hiện tại của người sử dụng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Pháp và Bỉ, sự dư thừa chất xơ sẽ làm giảm sự hấp thu các vitamin và khoáng chất có lợi. Điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như sức khỏe của người lớn.
Tổ chức Y tế Mỹ đã đưa ra khuyến nghị mới: Lượng chất xơ cho trẻ và thanh thiếu niên được tính bằng: số tuổi + 5 (g) là phù hợp.
3. Sử dụng đúng mực thực phẩm bổ sung chất xơ
Chất xơ có trong rất nhiều thực phẩm như ngũ cốc, rau, củ quả. Ngũ cốc chính là nguồn thực phẩm giàu chất xơ nhất, điển hình: hạt vừng, hạnh nhân, gạo lứt, đậu đen… Các loại rau nhiều chất xơ nhất phải kể đến súp lơ xanh, rau dền, rau cải, cải bắp, mồng tơi… Đa phần các loại thực phẩm này đều chứa cả 2 dạng chất xơ hòa tan và không hòa tan, nhưng với tỉ lệ khác nhau.
Chính vì vậy, các chuyên gia cũng khuyên rằng: Khi bị táo bón, bạn nên bắt đầu từ chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách đưa các thực phẩm giàu chất xơ kể trên vào thực đơn của mình. Bạn không nên lạm dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ quá sớm.
4.Ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón – một tình trạng khá phổ biến
Táo bón là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa chứ không đơn thuần xuất phát từ chế độ ăn thiếu chất xơ. Nguyên nhân gây táo bón còn có thể do:
- Lối sống ít vận động, công việc ngồi nhiều hoặc đứng lâu làm tăng nguy cơ táo bón.
- Tâm lý căng thẳng, stress, thay đổi môi trường lạ
- Tác dụng phụ của một loại thuốc như thuốc an thần, giảm ho, điều trị Parkinson,
- Uống quá ít nước
- Nhu động đại tràng kém do tuổi tác
- Cơ thể nóng trong, mất nước do đồ cay nóng, rượu bia, dùng kháng sinh, bổ sung canxi, sắt…
Chính vì vậy, để điều trị táo bón cần tìm biện pháp toàn diện hơn, đi sâu giải quyết các nguyên nhân cốt lõi chứ không đơn thuần là chỉ bổ sung chất xơ.
Theo www.doisongphapluat.com
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.