Để mặc con đói liệu con có ăn?
Con biếng ăn luôn khiến cha mẹ vô lo lắng. Vì thế, các mẹ rỉ tai nhau, đó là để mặc trẻ đói sẽ đòi ăn. Tuy nhiên có mẹ chia sẻ: "Tôi cũng áp dụng cách để trẻ nhịn đói, tưởng rằng trẻ ăn tốt hơn nhưng không phải. Dường như trẻ không biết đói như thế nào nữa, nhịn cả ngày nhưng cũng không chịu ăn.
Liệu con đói con có thực sự chịu ăn và khi nào con mới đói?. Liệu cha mẹ có thực sự hiểu và làm đúng nguyên tắc "Bỏ mặc con đói thì trẻ sẽ tự ăn".
Liệu con đói con có thực sự chịu ăn và khi nào con mới đói? |
Phần đông cha mẹ hiểu và làm sai cách "bỏ mặc trẻ đói", đơn giản chúng ta dùng từ sai dẫn đến hành vi chúng ta làm không đúng. Hiện nay đang tồn tại 2 cách hiểu lầm và dẫn đến 2 hành vi sai như sau:
1. "Để mặc con đói" được hiểu lầm là để trẻ hết năng lượng và không cung cấp đồ ăn cho trẻ. Tuy nhiên trẻ con không biết hoặc chưa biết cách diễn đạt cho bạn hiểu cơn đói như thế nào. Hơn nữa, trẻ cũng quên rất nhanh nếu trẻ có cái gì đó choáng lấy tâm trí của trẻ, như Ipad, điện thoại, trò chơi... Vì thế trẻ không nhận biết sự đói, mất dần năng lượng nội tại, nhưng hoạt động vẫn bình thường. Việc mất năng lượng "ẩn" này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.
2. "Để mặc con đói" được hiểu lầm là cứ bỏ bữa chính cho trẻ và thêm nhiều bữa phụ và cho uống sữa bù vào. Trong trường hợp này, trẻ cũng không nhận ra dấu hiệu đói nào cả, thậm chí trẻ có cảm giác như "được chiến thắng mẹ với bữa chính nhàm chán". Ừ vẫn có bữa phụ thôi mà! Kết quả, trẻ cũng không cần phải ăn trong bữa chính, cứ thích bữa nào thì ăn thôi. Người mẹ trở nên bất lực trong quản lý bữa ăn ở trẻ.
Hãy dạy trẻ nhận biết dấu hiệu đói
"Để mặc trẻ đói" nên được hiểu là "dạy trẻ hiểu dấu hiệu đói" có nghĩa là 1 chiến lược giáo dục, hơn là 1 hành động "để mặc" chờ kết quả. Bạn cần làm gì để dạy trẻ hiểu dấu hiệu đói? Có 3 cách làm, tùy vào từng trường hợp bạn chỉ cần dùng 1 cách, nhưng đôi lúc phải kết hợp cả 3.
"Để mặc trẻ đói" nên được hiểu là "dạy trẻ hiểu dấu hiệu đói" |
Trường hợp 1: Giãn bữa ăn từ 30-50% khoảng cách giữa 2 thời điểm ăn
Nhiều bạn cho rằng: "Thật mất công vì nó cũng không ăn đâu". Thực tế, cách làm này nhằm tìm thời điểm hứng thú để trẻ chịu ăn và cũng tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ dấu hiệu đói. Thời gian đầu sẽ hơi cực nhưng bạn sẽ sướng khi trẻ biết bộc lộ dấu hiệu đói. Bỏ mặc liên tục 1 thời gian hoặc cứ bỏ bữa như thường lệ là chưa đúng.
Trường hợp 2. Để đồ ăn xung quanh khu vực chơi
Cách này khá hữu hiệu với các bé vốn hiếu động và khó chịu mỗi khi ngồi lên bàn ăn và ít chịu ăn đúng bữa. Bạn chuẩn bị tầm 2-3 món thức ăn xung quanh khu vực trẻ hay chơi. Nhưng lưu ý:
- Loại thức ăn nên tránh là bánh kẹo, nước ngọt mà nên là những loại dinh dưỡng dễ để bé cầm tay như bánh nhạt, cơm cuộn, trứng chiên, hạt...
- Chúng ta đồng ý với nhau rằng: những bữa này là mini, nên nó cần chọn lọc và dọn lên không quá 8 lần trong ngày, mỗi lần chỉ tồn tại 30-40 phút, khi dọn lên bạn nhớ nhắc trẻ biết có hiện diện những món nào và để ở đâu.
- Đừng đặt nặng trẻ phải ăn hết những thứ bạn dọn lên, hãy để trẻ tự tìm dấu hiệu đói và tự quyết định lượng ăn.
Trường hợp 3. Chờ đến khi trẻ chấp nhận
Cách này sẽ thích hợp với các bé vừa nhìn thấy thức ăn thì đã từ chối hoặc cố tình chạy né tránh. Vấn đề các bé gặp thường là chưa chuẩn bị tâm lý chấp nhận ăn. Có thể có rất nhiều lí do như đang chơi, đang xem TV hoặc đơn giản thấy chán phải ngồi vào bàn ăn mà đôi lúc chưa chuẩn bị tâm lý thay đổi. Một cách hữu hiệu là "chờ đến lượt sau" sẽ phá vỡ tâm lý này dễ hơn bạn tưởng.
Hãy đợi ít nhất 40 phút và gọi bé vào ăn lại. Nhớ 1 nguyên tắc rằng: Không có gì cần tranh luận với trẻ trong tình huống này. Càng tranh luận, trẻ càng thắng thế và càng biếng ăn.
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.