"Hiệu ứng năm thứ 3" và tác hại của việc học chữ trước khi vào lớp 1

Nhiều bà mẹ quá vội vàng cho con học chữ sớm trước 6 tuổi dẫn đến việc con gặp phải "hiệu ứng năm thứ 3" với những tác hại khôn lường.

Hiệu ứng năm thứ 3 tiểu học là gì?

Hiệu ứng năm thứ ba ở trường tiểu học là tình trạng trẻ học tốt ở lớp 1 và lớp 2 nhưng khi lên lớp 3 lại có biểu hiện giảm sút, thể lực mệt mỏi. 

Lý do chính bắt nguồn từ việc trẻ bắt đầu học sớm các chương trình ở trường mầm non. Vì vậy, sau khi học tiểu học, chúng sẽ phải đối mặt với việc lặp đi lặp lại các bài học giống nhau. Điều này khiến các con dễ dàng bị phân tâm, dần dần hình thành thói quen mất tập trung. 

Thực tế, bài học ở lớp ba sẽ có nhiều cái mới, khi mất tập trung trẻ sẽ không theo kịp, dẫn đến kết quả giảm sút. Nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ khiến trẻ ngày càng tuột dốc, học hành thụt lùi so với các bạn.

26

Hiệu ứng năm thứ ba này bắt nguồn từ sự hiểu lầm của cha mẹ về giáo dục cho trẻ mầm non. Họ vì muốn con có sự thích nghi nhanh cũng như kết quả học tập tốt nên đã dạy chữ, dạy toán cho con ngay từ khi còn tập nói, tập ăn. 

Bên cạnh đó, nắm bắt được nhu cầu của cha mẹ, nhiều trường mầm non cũng tiến hành các biện pháp giáo dục sớm, bỏ qua những bước phát triển thiết yếu của một đứa trẻ. Cuối cùng dẫn đến nhiều tác hại khi trẻ đi học tiểu học.

Hãy để con được học đúng lứa tuổi của mình

Thực tế, vấn đề học tập ở giáo dục mầm non chủ yếu là quan sát và thực hành thông qua các trò chơi. Ở giai đoạn này, trẻ em sẽ tích lũy được kinh nghiệm phong phú và học cách xử lý tình huống. Trong khi đó, giáo dục sớm là sự học thuộc với suy luận và tư duy hình ảnh cụ thể, điều chưa thể phát triển đầy đủ ở trẻ mẫu giáo, dẫn đến sự đuối sức khi bắt đầu học lớp 3.

Chính vì vậy, dù cha mẹ mong muốn con cái thông minh, học hành tấn tới thì cũng cần cân nhắc thiệt hơn khi giáo dục sớm cho con. Đừng để sự kỳ vọng biến thành thất vọng cũng như muốn tốt cho con mà lại thành hại con.

Lớp 3 là giai đoạn quan trọng trong phát triển tư duy của trẻ. Nó đồng nghĩa với việc áp lực học tập tăng lên. Do đó, điều quan trọng là làm thế nào để duy trì việc học tốt cho bé và cải thiện tư duy. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động như chơi nhạc, hội họa, bơi lội để thư giãn đầu óc, nâng cao khả năng tập trung. Từ đó, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đạt kết quả tốt hơn, vượt qua được hiệu ứng năm thứ 3.

Mặt khác, cha mẹ cũng có thể dùng những biện pháp sau để ngăn chặn "hiệu ứng năm thứ ba":

2

Thúc đẩy sự phát triển lành mạnh

Giữ con ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, có thói quen sống và vệ sinh tốt; học cách thể hiện và điều chỉnh cảm xúc, rèn luyện sự tự lập.

  • Nhà văn Hoàng Anh Tú: Tôi chọn cách cho con tự do, không học thêm trước khi vào lớp 1

Học đọc, nghe và diễn đạt

Hình thành và nuôi dưỡng sở thích đọc sách của trẻ em thông qua việc kể những câu chuyện, khuyến khích chơi, nói chuyện với bạn bè, những điều thú vị từ những cuốn sách và phim hoạt hình mà chúng đã xem.

Học cách hòa đồng với người khác

Cha mẹ cần hướng dẫn con nhỏ tôn trọng, chăm sóc người lớn tuổi và những người xung quanh, trau dồi một số nghi thức giao tiếp cần thiết. Tôn trọng sự hiểu biết về lao động và kết quả của người khác. Sẵn sàng rủ con chơi ở nhà và cảm nhận hạnh phúc khi có bạn bè.

Hình thành ý thức khám phá

Trong cuộc sống hàng ngày, hãy để con tìm hiểu khám phá mọi thứ, tạo hứng thú với các hoạt động khoa học, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. Từ đó trẻ sẽ tự hình thành các khái niệm sơ bộ về khoa học và toán học.

Cảm nhận vẻ đẹp của nghệ thuật

Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật, như trang trí, sử dụng tranh ảnh, thủ công mỹ nghệ, đưa con đến rạp hát, phòng trưng bày nghệ thuật, bảo tàng. Điều này sẽ tạo sự phong phú về đời sống tinh thần, giúp cho trẻ có sự phát triển cân bằng.

Tạo thói quen học tập tốt

Thói quen học tập tốt có thể cải thiện hiệu quả và chất lượng học tập. Lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng đối với trẻ em từ việc học trò chơi đến việc học trên lớp. Do đó, cha mẹ cần phải giúp trẻ dần dần thích nghi với cuộc sống ở trường tiểu học từ thể chất và tinh thần, mặt khác, cũng cần phải bắt đầu rèn luyện con thói quen học tập.

 

Theo Tri Thức Trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang