Hình ảnh lạ trên bầu trời Nghệ An trước thời điểm siêu bão Yagi đổ bộ Việt Nam

(lamchame.vn) - Hình ảnh vùng mây xoắn lớn xám xịt tại Nghệ An khiến nhiều người không khỏi lo lắng.

Sáng ngày 6/9, nhiều người dân tại Nghệ An đã ghi lại một số hình ảnh khác lạ trên bầu trời nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Vinh và Nghi Lộc. Có thể thấy, trên bầu trời đã tích tụ một vùng mây xoắn khổng lồ xám xịt bốc lên trời. Đặc biệt, vùng mây này xuất hiện ngay trước thời điểm bão số Yagi chuẩn bị đổ bộ nước ta khiến nhiều người không khỏi lo ngại với tình hình thiên tai.

Hình ảnh lạ trên bầu trời Nghệ An trước thời điểm siêu bão Yagi đổ bộ Việt Nam - Ảnh 1.

Nghi Lộc - Nghệ An

Hình ảnh lạ trên bầu trời Nghệ An trước thời điểm siêu bão Yagi đổ bộ Việt Nam - Ảnh 2.

Hình ảnh lạ trên bầu trời Nghệ An trước thời điểm siêu bão Yagi đổ bộ Việt Nam - Ảnh 3.

Trung tâm thành phố Vinh

Hình ảnh lạ trên bầu trời Nghệ An trước thời điểm siêu bão Yagi đổ bộ Việt Nam - Ảnh 4.

Vùng mây lớn xám xịt

Theo dự báo từ Đài phát thanh và truyền hình Nghệ An, từ đêm 6/9, khu vực ngoài khơi tỉnh Nghệ An (bao gồm đảo Hòn Mắt) có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 17, biển động dữ dội.

Trên đất liền, từ gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển tỉnh Nghệ An (bao gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 10. Biển động dữ dội.

Vùng biển khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7,0-9,0m, vùng gần tâm bão10-12m. Biển động dữ dội. Từ đêm 6/9, khu vực ngoài khơi tỉnh Nghệ An (bao gồm đảo Hòn Mắt) sóng cao 2,0-4,0m, sau tăng lên 3-5m.

Từ gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển tỉnh Nghệ An (bao gồm đảo Hòn Ngư) sóng cao 2- 3m, sau tăng lên 2-4m.

Ven biển tỉnh Nghệ An cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5-1m.

Các khu vực neo đậu tầu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng do bão.

Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực tỉnh Nghệ An có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến: Vùng núi 60-120mm, có nơi trên 150mm, Trung du và Đồng bằng ven biển 100-200mm, có nơi trên 250mm.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, các địa phương cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang