IQ quyết định điểm xuất phát, EQ quyết định sự phát triển: Người EQ thấp có 4 đặc điểm này, ai tiếp xúc gần cũng chẳng ưa, mong bạn không trúng điểm nào!

(lamchame.vn) - Đây là 4 hành vi thể hiện EQ thấp, khiến con đường phát triển, thăng tiến của một người thêm khó khăn.

Bài chia sẻ của một tác giả được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc) đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.

***

Bạn có để ý không? Cùng một ý kiến, có người nói ra làm người khác cảm thấy dễ chịu nhưng có người nói lại khiến người khác khó chịu. Cùng xử lý một việc, có người hành động đúng mực, có người lại hành xử cực kỳ thô lỗ.

Thực ra, tất cả những điều này đều liên quan mật thiết đến EQ của một người. Người có trí tuệ cảm xúc thấp thường có 4 dấu hiệu sau.

1. Thích dạy đời người khác

Trên MXH, từng có người đặt ra câu hỏi được nhiều người chú ý: "Trong cuộc sống, có những hành vi nào trông có vẻ thông minh nhưng thực ra rất ngớ ngẩn?". Có một câu trả lời được nhiều người đồng tình: "Thích nói lời dạy đời người khác".

Một người dùng MXH tên A Lai từng chia sẻ trải nghiệm của mình. Một lần, trong buổi họp lớp, anh gặp lại một người bạn cũ đã lâu không gặp. Người bạn đó làm việc trong công ty lớn, sự nghiệp thành công, tính cách thuộc kiểu người luôn muốn hơn người khác. Trong suốt cuộc nói chuyện, người bạn đó nói không ngừng và thuyết phục A Lai tham gia thi công chức.

A Lai nói rằng mình thích môi trường làm việc hiện tại, thấy công việc cũng có triển vọng phát triển, tạm thời không có ý định thi công chức.

Không ngờ, người bạn cũ lại tỏ vẻ trịch thượng nói: "Kiểu người như các cậu, tầm nhìn quá hẹp. Công ty như vậy thường xuyên phải làm thêm giờ, đáng sợ nhất là lúc nào cũng phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải”.

A Lai chỉ có thể cười và nói: "Tôi biết chế độ đãi ngộ của các cậu thật sự tốt nhưng đó không phải là mục tiêu tôi muốn theo đuổi”. Người bạn kia vẫn không ngừng nói: "Cậu đi làm không phải vì sự ổn định và đãi ngộ, chẳng lẽ là để làm việc thiện?". A Lai nghe xong không biết đáp lại thế nào, không khí trên bàn ăn cũng trở nên gượng gạo.

Những lời khuyên đúng mực có thể khiến người khác cảm kích, nhưng những lời rao giảng không ngừng chỉ khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Không nên phán xét cuộc sống của người khác, càng không nên bình luận, phê phán lựa chọn của họ. Suy cho cùng, mỗi người đều có những trải nghiệm riêng, quan điểm sống khác nhau và đưa ra các quyết định khác nhau.

Điều thể hiện sự tu dưỡng tốt nhất của một người là không bao giờ vội vã rao giảng về cuộc sống của người khác.

IQ quyết định điểm xuất phát, EQ quyết định sự phát triển: Người EQ thấp có 4 đặc điểm này, ai tiếp xúc gần cũng chẳng ưa, mong bạn không trúng điểm nào!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Thích tranh cãi

Có người thích nói những lời phán xét người khác, có người lại thích tranh cãi, lời nói ra để thắng người khác là niềm vui lớn nhất của họ.

Anh Trương là người như vậy, sở thích của anh là tìm ra khuyết điểm và tranh cãi, hơn thua với người khác. Có đồng nghiệp cho rằng phương án A tốt, anh không cần biết đúng sai, tìm ra hàng loạt khuyết điểm của phương án A.

Bình thường mọi người chỉ trao đổi vài câu là xong nhưng đến những lúc quan trọng, anh Trương vẫn không dừng được việc cãi cọ.

Trong một buổi gặp đối tác, lãnh đạo nói về những điểm nổi bật của dự án hợp tác hai bên, không ngờ anh Trương lại nói chen ngang. Điều này khiến lãnh đạo rất khó chịu.

Sau buổi gặp, lãnh đạo bảo anh Trương ở lại và nói: “Cậu có biết tại sao làm việc bao nhiêu năm mà vẫn không thể thăng chức không? Hãy suy nghĩ kỹ về cách nói chuyện của mình đi. Bình thường tôi có thể cho qua, nhưng đến những lúc quan trọng thế này, tôi không biết phải nói gì với cậu đây?”.

Anh Trương tự cho mình là thẳng thắn, nhưng bản chất, anh chỉ thích tranh cãi để giành phần thắng.

Khi trao đổi với người khác, mục đích của anh không phải giải quyết vấn đề hay phân tích đúng sai, mà là chỉ ra lỗi sai, khuyết điểm của người khác để thể hiện mình hơn người khác. Kết quả của việc làm này là anh vừa không giữ được các mối quan hệ, lại đánh mất cơ hội thăng tiến.

Việc tranh cãi với người khác để giành phần thắng là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp.

IQ quyết định điểm xuất phát, EQ quyết định sự phát triển: Người EQ thấp có 4 đặc điểm này, ai tiếp xúc gần cũng chẳng ưa, mong bạn không trúng điểm nào!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

3. Bốc đồng, dễ nổi nóng

Có người không kiểm soát được lời nói, có người lại không khống chế được cảm xúc của mình.

Tôi từng đọc một câu như sau: “Càng nóng tính, trí tuệ càng thấp; càng hay nổi giận, niềm vui càng ít; càng ôn hòa, bao dung, phúc báo càng nhiều”.

Trong cuộc sống, điều tối kỵ nhất chính là hành động bốc đồng và dễ nổi giận. Một người không thể kiểm soát được tâm lý của mình rất dễ trở thành “nô lệ” của cảm xúc.

Chỉ khi kiểm soát được cảm xúc, bạn mới có thể làm chủ cuộc đời mình.

4. Chạm vào "vết thương" của người khác

Trong cuộc sống, điều quan trọng nhất khi giao tiếp là sự thoải mái, nhưng cũng có những người lại thích chạm vào "vết thương" của người khác khi nói chuyện.

Đồng nghiệp của tôi tên Tiêu Dương bị nhiều người không thích vì anh ấy luôn nói về “vết thương” của người khác.

Một ngày nọ, Tiêu Dương trò chuyện với Tiểu Lý. Đang nói chuyện, anh chỉ vào những nếp nhăn trên mặt Tiểu Lý và nói: “Em già rồi nhỉ, nhìn mấy nếp nhăn này, có cả tóc bạc nữa, đúng là thời gian chẳng chờ đợi ai”.

Sắc mặt Tiểu Lý lập tức thay đổi. Bất kỳ cô gái nào cũng không muốn bị nói là già, nhất là trước mặt mọi người.

Một ngày khác, các đồng nghiệp cùng nhau đi đâu. Tiêu Dương thấy Tiêu Thâm bên cạnh đang ăn cơm, liền nói: "Tiêu Thâm, đừng ăn nữa. Nhìn cái cằm cậu kìa, sắp rơi xuống đất rồi”.

Và béo chính xác là nỗi ám ảnh của Tiêu Thâm. Lời Tiêu Dương vừa nói ra, không khí cả bàn ăn trở nên trầm lặng.

Trong cuộc sống, ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Nếu bạn cứ chỉ nhìn vào khuyết điểm của người khác, còn bới móc trước mặt mọi người thì mối quan hệ của bạn với người xung quanh chắc chắn sẽ không tốt.

Lời nói, thái độ khoogn đúng mực có thể làm tổn thương sâu sắc ai đó. Nói chuyện có chừng mực, hành xử có giới hạn, đó mới là biểu hiện cao nhất của trí tuệ cảm xúc.

IQ quyết định điểm xuất phát, EQ quyết định sự phát triển: Người EQ thấp có 4 đặc điểm này, ai tiếp xúc gần cũng chẳng ưa, mong bạn không trúng điểm nào!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Lời nhắn

Có câu nói như thế này: "IQ quyết định điểm khởi đầu của bạn, còn EQ sẽ quyết định sự phát triển của bạn”.

Cái gọi là EQ cao chính là tấm lòng mềm mại và biết giữ chừng mực. Nếu muốn nâng cao EQ của mình, hãy tham khảo 3 điểm dưới đây:

Thứ nhất, quan tâm đến cảm nhận của người khác

Bạn nên suy nghĩ nhiều hơn đến cảm nhận của người khác, hãy suy nghĩ xem lời nói ra, việc làm ra sẽ khiến những người xung quanh có cảm giác thế nào. Khi bạn có lòng tốt, bạn sẽ không nói những lời làm tổn thương mọi người, cũng không làm những việc khiến khác cảm thấy khó xử.

Thứ hai, không vượt quá giới hạn

Trong giao tiếp, điều đáng sợ nhất là vượt quá giới hạn, điều tối kỵ là can thiệp vào cuộc sống của người khác với "cái mác" lợi ích của họ. Bạn phải hiểu rằng, mối quan hệ nào cũng vậy, dù thân thiết đến đâu cũng vẫn là những người khác nhau, có những lựa chọn khác nhau. Những người giỏi giao tiếp thực sự luôn biết cách giữ khoảng cách phù hợp, không quá xa, không quá gần.

Thứ ba, thấu hiểu điều người khác nói, quan sát cảm xúc

Với các mối quan hệ trong cuộc sống, điều quan trọng nhất là sự thoải mái. Mà tiền đề của sự thoải mái là hiểu rõ mong muốn và suy nghĩ của đối phương, rồi mới cố gắng hòa hợp.

Hãy thử thay đổi bản thân theo hướng tích cực, có thể bạn sẽ nhận được một cuộc sống khác biệt.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang