Bất cứ một vụ ly hôn nào cũng bắt nguồn từ những lý do phức tạp. Hôn nhân chẳng phải một trò đùa, bởi thế ít ai quyết định chấm dứt nó chỉ vì những thứ quá nhỏ bé, không mang nhiều ý nghĩa.
Một kết quả đến bao gồm cả sự bắt đầu, diễn biến sự việc và kết thúc của nó. Chẳng thể nào đổ lỗi cho người khác về chuyện ly hôn của gia đình mình. Mới đây, một blogger về hôn nhân và gia đình của Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu trên 100 vụ ly hôn. Cô đã lắng nghe các câu chuyện hôn nhân tan vỡ, chiêm nghiệm về nỗi đau hôn nhân của các cặp đôi và đưa ra tổng kết ở bài viết trên blog cá nhân của mình.
Nhiều khi người ta cứ nói rằng chuyện gia đình chẳng ai giống ai vì cách mọi người giải quyết đơn giản là giống nhau hết cả. Tuy nhiên, để dẫn đến tình cảnh ly hôn cũng có "mẫu số chung" nhất định. Dưới đây là 3 yếu tố "thiếu" đã khiến hôn nhân tan vỡ.
Thiếu tầm nhìn khi khởi đầu
Sau khi kết hôn, hai người có xích mích và bắt đầu cãi nhau, họ luôn ném vào đối phương một câu để thể hiện sự bất mãn: "Tôi thật sự mù mắt mới cưới anh/cô". Mặc dù câu này bột phát ra trong lúc giận dữ nhưng ở một mức độ nào đó, nó hoàn toàn chính xác.
Thiếu tầm nhìn hôn nhân, biểu hiện đầu tiên của nó là: "Hiểu biết về nhau không đầy đủ hoặc thậm chí sai hẳn về đối phương". Trong đó, tỉ lệ hiểu sai tương đối nhỏ, ví dụ như bị lừa tình, lừa tiền… Cái đó là điều cố ý tạo nên. Tỉ lệ thiếu hiểu biết về nhau mới nhiều, đến tận cùng, cuộc hôn nhân không thể duy trì cũng do sự lựa chọn của các bạn thôi mà.
Trước khi kết hôn, các bạn không dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhau nhiều hơn. Các nhược điểm của hai bên không được bộc lộ đầy đủ, nó sẽ dần dần phá hoại cuộc hôn nhân ấy.
Khi kết hôn, hai người có thể chưa đủ trưởng thành về mặt nhận thức. Cả hai vẫn đang lớn lên, đang thay đổi, chẳng hiểu rõ về nhau.
Bởi vậy, làm gì thì làm, cũng nên tìm hiểu nhau nhiều hơn. Nếu tính đến chuyện gắn bó lâu dài, đừng ngại ngần thể hiện bản chất thật của mình. Cứ giấu giếm mới dẫn đến kết quả tồi tệ đấy.
Thiếu suy nghĩ trong hôn nhân
Chúng ta luôn nói rằng trí tuệ cảm xúc rất quan trọng trong hôn nhân. Nhưng trí tuệ cảm xúc là gì? Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta chỉ cảm thấy rằng EQ (chỉ số cảm xúc) rất quan trọng. Nhưng nhiều người có "EQ thấp", không nhạy cảm, không biết suy nghĩ. Họ sống rất bản năng và dễ dàng gây tổn thương cho đối phương vì lời nói hay hành động thiếu suy nghĩ.
Khi mua thuốc, ai cũng đọc hướng dẫn sử dụng, suy xét xem phụ nữ mang thai và trẻ em hay người già có dùng được không. Khi mua nồi cơm điện, ai cũng đọc hướng dẫn, nhưng tại sao khi kết hôn mọi người lại "tay trắng" như vậy? Mọi người nên học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến hôn nhân chứ? Tại sao bỏ mặc đến nó như thế.
Vì không có kiến thức nên chúng ta thường có suy nghĩ sai về hôn nhân hay những tình huống xảy đến trong hôn nhân. Chính vì sự thiếu suy nghĩ ấy đã tạo nên những điều đáng buồn. Tâm trí, suy nghĩ được xem là một loại "sức mạnh mềm" trong hôn nhân. Loại "sức mạnh mềm" này thậm chí còn quan trọng hơn những điều thực tế ta đối mặt hằng ngày. Nó còn quyết định được liệu hôn nhân có thể tồn tại lâu dài hay không đấy.
Thiếu sức mạnh nền tảng của hôn nhân
Sức mạnh này được sinh ra khi cả hai về chung một nhà. Nó được tạo nên từ sự yêu thương, tin tưởng và tinh thần trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Hôn nhân là một liên minh của hai cá nhân, để gần gũi và mạnh mẽ hơn, cần hai người phải càng mạnh mẽ hơn để giữ gìn nó.
Có sức mạnh trong hôn nhân, nó sẽ giúp chúng ta vượt qua sóng gió, khi thiếu tiền, khi gặp phải chuyện khó khăn hay thậm chí những cuộc cãi vã, mâu thuẫn đẩy hôn nhân đến bờ vực.
Thiếu những sức mạnh này, cả hai sẽ không tạo nên được sự gắn kết cần thiết, chẳng hi vọng vào nhau và cũng không dành sự tin tưởng cho nhau. Cái kết cho cuộc hôn nhân ấy thật dễ đoán mất rồi!
Hôn nhân là một hành trình, có khởi đầu, diễn biến và sự nỗ lực để duy trì. Hãy cố gắng làm hết sức để giữ gìn nếu bạn và bạn đời đã lựa chọn nhau.
Nguồn: Zhuanlan
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.